Đồng Hướng: Quan tâm tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất

Xã Đồng Hướng (huyện Kim Sơn) là một trong những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang phát triển công nghiệp trong thời gian qua. Bởi vậy, bài toán giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất càng trở nên cấp thiết và được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm.

Công ty TNHH Nam & Co giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở xã Đồng Hướng (Kim Sơn).

Ông Phạm VănVương, quyền Chủ tịch UBND xã Đồng Hướng cho biết, toàn xã đã thu hồi trên 17hađất nông nghiệp để phục vụ phát triển Cụm công nghiệp Đồng Hướng trong giaiđoạn 1, sắp tới sẽ tiếp tục thu hồi trên 18ha. Đồng nghĩa với hàng trăm hộ giađình không còn đất để sản xuất nông nghiệp, hàng nghìn lao động bị ảnh hưởngbởi việc làm. Khó khăn lớn nhất của người nông dân sau khi bị thu hồi đất đểphục vụ dự án là lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề. Vì vậy, cùng vơiyếu cầu doanh nghiệp cam kết giao mặt bằng sớm, xã cũng đề nghị các doanhnghiệp có chính sách ưu tiên về việc làm đối với những hộ dân bị thu hồi đất.Đặc biệt, để họ có việc làm lâu dài, xã đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụnữ tỉnh, huyện… tổ chức các lớp dạy nghề miễn phí cho lao động địa phương, nhấtlà lao động thuộc diện bị thu hồi đất bằng hình thức “cầm tay chỉ việc” và dạynghề lưu động.

Gia đình chị Thuỷlà một trong những hộ thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án xâydựng Cụm công nghiệp Đồng Hướng. Thực hiện chủ trương lớn của huyện, chị Thuỷnghiêm chỉnh chấp hành; tuy vậy, băn khoăn lớn nhất của chị là sẽ làm gì để mưusinh sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp. “Địa phương đã phối hợp với doanhnghiệp tổ chức đào tạo nghề may cho nhiều lao động thuộc diện thu hồi đất.Chúng tôi còn trẻ, sau khi học nghề, được chính doanh nghiệp nhận vào làm việcvới mức thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng, cơ bản đáp ứng được nhu câùsinh hoạt của gia đình”- chị Thủy cho biết. Đến nay, Cụm công nghiệp Đồng Hướngđã có gần 10 doanh nghiệp hoạt động với các ngành nghề chủ yếu là may mặc, tiêủthủ công nghiệp…, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 700 lao động của xãĐồng Hướng.

Ngoài ra, thếmạnh của Đồng Hướng là có hai làng nghề thủ công hoạt động hiệu quả, đó là Làngnghề Đồng Đắc và Làng nghề Hướng Đạo. Nhằm thu hút lao động nông thôn vào làmviệc tại các làng nghề, các tổ chức, đoàn thể của xã đã tích cực vào cuộc, kiêntrì vận động để người lao động, nhất là lao động ngoài 40 tuổi học nghề. Trongquá trình học, người dân không chỉ được các nghệ nhân hướng dẫn, nâng cao kỹthuật làm nghề mà còn được cập nhật những mẫu mã mới, phù hợp với thị hiêúngười tiêu dùng và đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp xuấtkhẩu. Cứ như vậy, trung bình mỗi năm, xã Đồng Hướng phối hợp đào tạo cho hàngchục lượt lao động nông thôn, trong đó có sự phân hóa rõ đối tượng đã biết nghềđể đào tạo nâng cao và dạy nghề mới cho lao động chưa biết nghề. Vì vậy, chấtlượng các lớp học đều đáp ứng yêu cầu đề ra. Đến nay, nghề đan cói, bèo bồng ởĐồng Hướng tuy là nghề phụ nhưng đã mang lại nguồn thu nhập chính cho người dântrong xã. Ông Phạm Huy Tỉnh, Trưởng Ban làng nghề Đồng Đắc cho biết, hiện nay,làng nghề có gần 400 lao động làm nghề thường xuyên với mức thu nhập thấp nhấtlà 3 triệu đồng/người/tháng. Đây là những lao động không nằm trong độ tuôỉtuyển dụng của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, dựa vàolợi thế là địa phương nằm giáp với thị trấn, giao thông thuận lợi nên xã cũngphối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kiếnthức, pháp luật trong sản xuất, kinh doanh cho người dân địa phương làm kinhdoanh, dịch vụ. Hiện nay, toàn xã có hàng trăm hộ làm nghề kinh doanh. Đặcbiệt, với gần 400 ha đất nông nghiệp, xã Đồng Hướng đã chỉ đạo HTX nông nghiệptăng cường phối hợp mở các lớp dạy nghề cho nông dân. Người nông dân được thamgia lớp tập huấn, chuyển giao KHKT, đồng thời đưa các giống cây, con có năng suất,hiệu quả cao vào gieo trồng và chăn nuôi. Sau khi hoàn thành dồn điền, đôỉthửa, địa phương xác định tập trung vào hai hướng đi chính trong sản xuất nôngnghiệp, là hình thành cánh đồng mẫu lớn và chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôitrồng thủy sản. Để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển các môhình chăn nuôi lớn, xã đã tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận các nguồn vốn vay,đồng thời mời các cơ quan chuyên môn tập huấn kiến thức về chăn nuôi thủy, hảisản…

Từ những kiếnthức đã được tập huấn, cán bộ, hội viên đã áp dụng mở rộng mô hình sản xuấtnuôi trồng thủy sản, phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp theo hướng côngnghiệp. Đến nay, toàn xã có 24 mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp trồng trọt chothu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn vàcá của gia đình ông Trần Quang Huấn ở xóm 3, mỗi năm cho thu nhập 1 tỷ đồng.Hay như gia đình ông Trần Văn Hướng mạnh dạn thầu 4 ha đất trũng để cải tạotrồng đinh lăng, chuối tiêu hồng và xây dựng chuồng trại nuôi lợn. Hiện nay,gia đình ông đang nuôi hàng trăm con lợn thịt, trồng trên 1ha đinh lăng, 1ha aothả cá và hàng nghìn gốc chuối tiêu hồng cùng nhiều rau màu khác… Việc thựchiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn,nhất là lao động bị thu hồi đất đã góp phần quan trọng vào công tác giảm ngheoờ̉ địa phương. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 3,25%, trong đó chuyêủ́ là đối tượng bảo trợ xã hội. Đồng Hướng phấn đấu sẽ không còn hộ nghèo đachiều vào cuối năm 2020.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/iong-huong-quan-tam-tao-viec-lam-cho-lao-dong-bi-thu-hoi-dat-20200603095035692p3c23.htm