Đồ uống có đường ‘giết chết’ 184.000 người/năm

Các loại đồ uống có đường đang giết chết 184 ngàn người trên thế giới mỗi năm và cần phải loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của con người, theo các chuyên gia y tế.

* Đồ uống có đường ‘giết chết’ 184.000 người/năm?

Các loại đồ uống có đường đang giết chết 184 ngàn người trên thế giới mỗi năm và cần phải loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của con người, theo các chuyên gia y tế.

Con số tử vong toàn cầu liên quan tới nước uống có đường – từ đồ uống có ga cho tới sinh tố trái cây được tiết lộ trong một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây. Hầu hết các trường hợp trong con số 184 ngàn nêu trên là những người tử vong vì bệnh tiểu đường, với khoảng 133 ngàn người. Khoảng 45 ngàn người chết vì bệnh tim mạch và khoảng 6.450 người chết vì ung thư, thống kê của nghiên cứu cho hay.

Đồ uống có đường theo định nghĩa của nghiên cứu là toàn bộ các loại nước uống có liên quan tới đường, từ nước có ga, nước trái cây, trà đá ngọt, nước uống thể thao và ngay cả đồ uống ngọt làm tại nhà. Các loại nước ép trái cây được loại trừ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết những ca tử vong này là những người có độ tuổi từ 20-44 và sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

* Người Việt ăn quá mặn nên dễ bị đột quỵ?

Kết quả điều tra sơ bộ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, rất nhiều người Việt Nam trong độ tuổi 26-64 tiêu thụ lượng muối cao hơn so với lượng muối do WHO khuyến cáo là ít hơn 5 g một người một ngày.

Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp 2 lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Số liệu điều tra tại thành phố Việt Trì năm 2012 cho thấy, người trưởng thành tiêu thụ muối đến 15,3 g một ngày.

Theo Phó giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt ăn rất mặn. Nguyên nhân do tập quán ăn uống từ lâu đời với đủ các loại mắm, cà muối, dưa muối... Lâu dần quen mọi người quen với thói quen ăn mặn. Một bát phở hoặc bún cũng có thể có 4-5 g muối.

Lượng muối tiêu thụ hàng ngày chủ yếu từ việc nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng, các loại nước chấm. Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mì tôm...

Thành phần chủ yếu của muối trong khẩu phần ăn là natri. Natri cũng có trong mì chính (bột ngọt), một loại gia vị được nhiều nơi trên thế giới sử dụng.

Theo bác sĩ, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến (hoặc góp phần vào) bệnh tăng huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Ăn mặn sẽ khát nước. Khi nước vào cơ thể sẽ đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

Việc sử dụng quá nhiều muối còn gây giữ nước với bệnh nhân suy tim, thận nhiễm mỡ…Một nghiên cứu tại Anh cho thấy giảm ăn muối 5 g một ngày sẽ giảm 23% nguy cơ tử vong do đột quỵ và khoảng 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên dùng 2-4 g muối mỗi ngày. Người trưởng thành nên sử dụng dưới 5 g muối mỗi ngày, trẻ em dưới 5 tuổi nên sử dụng ít hơn 3 g muối mỗi ngày, trẻ em 6-11 tuổi chỉ nên ăn dưới 4 g.

Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như không đặt nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn; hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng - tối đa không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của mỗi người một ngày; hạn chế sử dụng sản phẩm có lượng muối cao như khoai tây chiên...

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/do-uong-co-duong-%e2%80%98giet-chet-184000-nguoi-nam-post179302.html