Điểm tên các loài chim chuối tiêu độc đáo của Việt Nam

Trong thế giới các loài chim, họ chuối tiêu gồm những loài chim có tính đa dạng về hình thái cao, thường đặc trưng, bởi bộ lông mềm, mịn. Có hàng chục loài chim thuộc họ này đã được ghi nhận ở Việt Nam.

Chuối tiêu đất (Pellorneum tickelli) dài 13-16 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, rừng hỗn giao rụng lá.

Chuối tiêu ngực đốm (Pellorneum ruficeps) dài 16-18 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi, thường di chuyển gần mặt đất.

Chuối tiêu họng đốm (Pellorneum albiventre) dài 13-15 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh mở, bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi, trảng cỏ, độ cao 500-2.150 mét.

Chuối tiêu đuôi ngắn (Malacopteron cinereum) dài 14-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thường ghi nhận theo đàn nhỏ di chuyển trong tầng tán thấp đến trung bình.

Chuối tiêu mỏ to (Malacocincla abbotti) dài 15-17 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến tại Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi.

Khướu đuôi cụt họng trắng (Rimator pasquieri) dài 12-13 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, độ cao 600-2.100 mét.

Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) dài 18-20 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, độ cao 600-2.100 mét.

Khướu đuôi dài (Gampsorhynchus torquatus) dài 22-24 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng tre nứa bên trong hoặc liền kề rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, độ cao 500-1.800 mét.

Khướu đá nhỏ (Napothera epilepidota) dài 10-12 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước, trừ Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 280-2.150 mét.

Khướu đá đuôi ngắn (Napothera brevicaudata) dài 14-15 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá vôi, quanh các mỏm đá.

Khướu đá hoa (Napothera crispifrons) dài 18-21 cm, là loài định cư, hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng trên núi đá vôi, quanh các mỏm đá, thường ghi nhận theo đàn nhỏ.

Lách tách đầu nâu (Schoeniparus dubia) dài 13-16 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và phần phía Tây Nam của Trung Trung Bộ. Chúng sống ở bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 1.000-2.600 mét.

Lách tách họng hung (Schoeniparus rufogularis) dài 12-14 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, thường di chuyển ở tầng dưới rừng.

Lách tách má xám (Alcippe davidi) dài 13-15 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 600-2.700 mét.

Lách tách mày đen (Alcippe grotei) dài 15-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, thường di chuyển theo đàn nhỏ từ các tầng giữa đến tầng thấp.

Lách tách vành mắt (Alcippe peracensis) dài 14-16 cm, là loài định cư, đặc hữu Đông Dương, tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, độ cao 900-2.100 mét.

Lách tách má nâu (Alcippe poioicephala) dài 15-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, bìa rừng, rừng tre nứa, thường di chuyển theo đàn nhỏ ở các tầng giữa và thấp.

Lách tách gáy đen (Alcippe klossi) dài 12-13 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ. Loài chim này sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 1.500-2.150 mét.

Lách tách đầu đốm (Alcippe castaneceps) dài 10-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 1.000-3.100 mét.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-ten-cac-loai-chim-chuoi-tieu-doc-dao-cua-viet-nam-post569477.antd