Điểm 'tắc' khó giải của giao thông Hà Nội

Theo báo cáo của TP. Hà Nội, dù đã giải quyết được 20/44 điểm ùn tắc trong năm 2016 nhưng hiện nay lại phát sinh mới 13 điểm cùng với phát sinh trở lại 4 điểm cũ. Lời giải hiệu quả cho bài toán giải quyết điểm đen giao thông ngày càng khó bởi hàng loạt nguyên nhân...

Vụ chặt cây đòi vỉa hè: Cây cách đường gần 6 mét cũng chặt

Ngay sau bài phản ánh của báo chí về việc chặt hạ cây xanh ở Thạch Thất để giành vỉa hè , Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan và chính quyền các địa phương kiểm tra tại hiện trường. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn 5 xã Đồng Trúc, Hạ Bằng, Tân Xã, Bình Yên, Lại Thượng có số hố trống do đã dịch chuyển hoặc đào bỏ gốc cây là 23 hố; số gốc cây còn lại tại hiện trường là 371 gốc cây. Trong số này, đáng chú ý có 4 gốc cây có đường kính lớn hơn 50 phân và 75 gốc có đường kính từ 20 đến 50 phân.

Riêng tại xã Bình Yên, báo cáo của Sở Xây dựng thông tin, UBND xã cho biết có 251 gốc cây keo do các hộ gia đình tự trồng và tự chặt hạ tại vị trí thuộc hành lang giao thông, lòng mương có đường kính từ 7 đến 30 phân. Tuy nhiên, 32 gốc cây cách mép đường từ 2 đến 5,7 mét cũng bị chặt hạ, trong đó có 3 gốc có đường kính hơn 20 phân, 28 gốc có đường kính từ 20 đến 50 phân và có 1 gốc đường kính hơn 50 phân. (Xem tiếp)

Giao thông Hà Nội: Điểm “tắc” khó giải

Hàng loạt những cái tên đường như Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Vũ Trọng Phụng, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, Láng, Nguyễn Chí Thanh đã trở thành nỗi ám ảnh cho người tham gia giao thông. Nguyên nhân dẫn đến sự ùn tắc triền miên này là do hàng loạt chung cư kết hợp trung tâm thương mại mọc lên. Điều này dẫn đến mật độ dân số, hoạt động của đô thị ngày càng tăng và vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng giao thông.

Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ đất giao thông nội đô của Hà Nội chỉ đạt 7%, giao thông công cộng 14%. Trong khi đó tiêu chuẩn thông thường của các đô thị trên thế giới tỷ lệ đất dành cho giao thông chiếm 22-24%. Không chỉ có tỷ lệ đất giao thông thấp mà mật độ dân số tại Hà Nội cũng rất cao. Tính trung bình mật độ dân số ở Hà Nội lên tới 25.000-36.000 người mỗi km2. (Xem tiếp)

Chuyên gia lo bán đảo Sơn Trà bị phá hủy vì bê tông hóa

UBND TP Đà Nẵng mới đây công bố đồ án quy hoạch phía Đông và Bán đảo Sơn Trà tỉ lệ 1/5000 với mục tiêu cụ thể hóa định hướng của quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng phê duyệt.

Quy hoạch được chia thành 10 khu ở và 5 đơn vị chức năng độc lập. Trong đó đất dân dụng khoảng hơn 2.000 ha (41%), các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng khoảng 46 ha (0,9%), đất xây dựng ngoài phạm vi khu dân dụng khoảng 2.900 ha (57%). (Xem tiếp)

Những cây xăng ẩn mình chờ... cháy

Giữa Thủ đô, có những cây xăng được ngụy trang kỳ lạ, tôn quây kín, chỉ lộ một chiếc vòi ra ngoài. Chúng nằm trong một khu vực riêng và khó phát hiện. Vậy những cây xăng này dùng để làm gì, PV đã mất nhiều ngày điều tra làm rõ…

Xung quanh Bến xe Mỹ Đình có nhiều bãi đỗ ô tô kín như bưng, ngoài “hàng rào” camera, còn được bảo vệ canh phòng cẩn mật. Tại bãi gửi xe ở lô C8 (khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) quây tôn kín, chỉ duy nhất một cổng ra vào, sau nhiều ngày tìm hiểu, PV phát hiện có một khu vực được canh phòng cẩn mật hơn. (Xem tiếp)

Hai tàu đâm nhau trên biển Vũng Tàu, 9 người mất tích

Vị trí tàu Hải Thành 26 bị chìm. Ảnh: Vietnam MRCC.

Tàu Hải Thành 26 trọng tải hơn 3.000 tấn, chở clinker từ Hải Phòng đi Cần Thơ, khi đến Vũng Tàu đã va chạm với một tàu khác, tối 27/3.

Sau cú va chạm, tàu Hải Thành bị chìm, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 44 hải lý về phía Đông. Trên tàu có 11 thuyền viên.

Nhận tin báo, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã cử nhiều tàu ra ứng cứu. Đến sáng nay, 2 thuyền viên được cứu, 9 người còn lại mất tích. (Xem tiếp)

Những “mỏ thuế” lộ thiên: Doanh thu chục tỷ, đóng thuế vài trăm ngàn

Vài ngày nữa mới hết tháng 3 nhưng chị Phi, chủ một cơ sở chuyên sản xuất quần áo nữ tại Q.Tân Bình (TP.HCM), đã tiêu thụ được hơn 8.000 sản phẩm. Với giá bán sỉ bình quân 75.000 đồng/sản phẩm, doanh số của chị ở mức 600 triệu đồng/tháng.

Nhưng theo chị Phi, những tháng đầu năm không phải mùa cao điểm của hàng may mặc. Tính bình quân cả năm 2016, cơ sở chị đã bán ra được gần 120.000 sản phẩm, tổng doanh số ước đạt gần 9 tỷ đồng. Với tỷ lệ lợi nhuận không thấp hơn 15% của các cơ sở may nói chung, mỗi tháng tối thiểu chị Phi lời khoảng 100 triệu đồng. Cơ sở của chị Phi đang chịu mức thuế khoán chưa đến 500.000 đồng/tháng. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/diem-tac-kho-giai-cua-giao-thong-ha-noi-2606707.html