Địa ốc 24h: Biệt thự ngoại thành hoang lạnh, cao ốc 'đốt nóng' nội đô

Trái ngược với cảnh vắng vẻ, không có bóng người tại các khu biệt thự triệu đô ở khu vực ngoại thành thì ở nội thành các cao ốc, tòa nhà chung cư lại vô cùng sầm uất thậm chí mọc lên dày đặc khiến nhiều người có cảm giác ngột ngạt.

Nhà cao tầng bủa vây, bóp nghẹt giao thông Hà Nội

Sau khi bất động sản ấm lại, các dự án chung cư từ nhà ở xã hội đến cao cấp phát triển liên tục đã khiến Hà Nội mang nhiều diện mạo khác hẳn so với hơn nửa thập kỷ trước. Tuy nhiên, sự phát triển dày đặc các cao ốc, tòa nhà chung cư tại Hà Nội cũng đang làm cho nhiều người có cảm giác ngột ngạt khi nhìn thủ đô từ trên cao.

Bên cạnh đó, sự chồng chất các ngôi nhà cao tầng đối lập với đường xá không được mở rộng thêm nhiều. Cư dân từ ngoại tỉnh đổ về mua nhà sinh sống tại Hà Nội ngày một lớn còn các khu đô thị xây dựng ở xa hơn thì rơi vào cảnh ế ẩm, bỏ hoang hàng loạt. (Xem tiếp)

Hoang lạnh biệt thự triệu đô nuôi... muỗi và cỏ dại

Dự án khu biệt thự triệu đô Geleximco từng được quảng cáo đình đám, hứa hẹn hoành tráng với nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư... Thời kỳ “hoàng kim” giá đất nền, nhà xây thô chuyển nhượng trên thị trường tại dự án cũng lên đến 80 triệu đồng/m2.

Nhưng đến nay, sau nhiều năm bàn giao cho khách hàng, hàng trăm căn biệt thự tại Geleximco Lê Trọng Tấn vẫn vắng vẻ, không có bóng người. ( Xem tiếp )

Hãi hùng nhà ở xã hội “chuông reo là… chạy”

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2012 cho đến nay, toàn thành phố đã xảy ra 34 vụ cháy tại các tòa nhà cao tầng. Trong đó, có 26 vụ cháy tại các chung cư nhà ở.

Theo các chuyên gia, chính áp lực tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng đã kí kết, nhiều chủ đầu tư đã “nhắm mắt, làm liều” giao nhà khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa nghiệm thu… nên mới dễ xảy ra hỏa hoạn. ( Xem tiếp )

Công ty giày Sài Gòn: Xẻ thịt đất vàng cho thuê trái phép

Cơ quan chức năng xác định CTCP Giày Sài Gòn cho thuê đất trái quy định hàng nghìn mét vuông đất ở quận 10.

Theo đó, điểm kinh doanh số 419 Lê Hồng Phong được CTCP Giày Sài Gòn cho Công ty Thành Bưởi thuê đất để sử dụng vào mục đích làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách, nhưng theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP HCM, qua kiểm tra thực tế, công ty này lại tổ chức hoạt động và xây dựng các hạng mục công trình có đầy đủ chức năng như một bến xe. ( Xem tiếp )

Hoài Đức: Người dân “đói” oxy vì dự án trái phép “đè đầu cưỡi cổ”

Dù chưa có giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác nước ngầm, xử lý chất thải và đánh giá tác động môi trường… song, trạm trộn bê tông của Công ty CP Sông Đà 7.04 trên địa bàn xã An Thượng (Hoài Đức, TP. Hà Nội) vẫn ngang nhiên hoạt động.

Vào ban ngày, trạm trộn này hoạt động với công suất nhỏ, nhưng bắt đầu từ lúc 19h tối đến 6h sáng ngày hôm sau, trạm trộn này hoạt động hết công suất khiến người dân xung quanh lâm vào cảnh “sống không bằng chết”, bị “khủng bố” bằng khói, bụi, tiếng ồn, nước thải bê tông chưa qua xử lý ra môi trường. ( Xem tiếp )

Hơn 6.200 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 4 TP.HCM, đoạn Bến Lức - Hiệp Phước.

Dự án đường Vành đai 4, đoạn Bến Lức - Hiệp Phước dài 35,8 km được đề xuất thực hiện theo hình thức hợp tác công tư - hợp đồng BOT (kinh doanh - xây dựng - chuyển giao) với tổng số vốn khoảng 6.273 tỷ đồng. ( Xem tiếp )

K.Châu

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/dia-oc/dia-oc-24h-biet-thu-ngoai-thanh-hoang-lanh-cao-oc-dot-nong-noi-do-2099950.html