Đi tìm 'ông tổ' của tên lửa phòng không Nga hiện nay

Để có được một hệ thống tên lửa S-500 hiện đại như ngày nay, các tên lửa của Liên Xô đã mất hơn nửa thế kỉ cải tiến và nâng cấp, để khẳng định sức mạnh của mình, trở thành khắc tinh của mọi loại chiến đấu cơ.

Với sự tiến bộ trong chế tạo máy bay và sự xuất hiện của máy bay có động cơ phản lực, các loại pháo phòng không cũ không còn có thể đảm bảo an toàn cho quân đội và các mục tiêu dân sự khỏi các cuộc không kích.

Với sự tiến bộ trong chế tạo máy bay và sự xuất hiện của máy bay có động cơ phản lực, các loại pháo phòng không cũ không còn có thể đảm bảo an toàn cho quân đội và các mục tiêu dân sự khỏi các cuộc không kích.

Vào tháng 8/1950, giới lãnh đạo Liên Xô quyết định tạo ra một hệ thống phòng không sử dụng tên lửa, không sử dụng pháo và sẽ có một mạng lưới radar tiên tiến.

Vào tháng 8/1950, giới lãnh đạo Liên Xô quyết định tạo ra một hệ thống phòng không sử dụng tên lửa, không sử dụng pháo và sẽ có một mạng lưới radar tiên tiến.

Người phụ trách bộ phận này là Nguyên soái Lavrenty Beria. Việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không mới, có tên gọi là Berkut đã được bắt đầu. Điều thú vị là người thiết kế chính của Berkut, chính là con trai của Nguyên soái Lavrenty Beria.

Người phụ trách bộ phận này là Nguyên soái Lavrenty Beria. Việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không mới, có tên gọi là Berkut đã được bắt đầu. Điều thú vị là người thiết kế chính của Berkut, chính là con trai của Nguyên soái Lavrenty Beria.

Hệ thống tên lửa phòng không Berkut còn được gọi là S-25, có thể bắn trúng mục tiêu với tốc độ 1500 km/h ở độ cao 20 km, có tầm bắn tối đa đạt 35 km. Theo nhiều chuyên gia quân sự, hệ thống phòng không Berkut trong những năm 1950, là hệ thống phòng không tiên tiến nhất. có khả năng phát hiện và đánh trúng mục tiêu.

Hệ thống tên lửa phòng không Berkut còn được gọi là S-25, có thể bắn trúng mục tiêu với tốc độ 1500 km/h ở độ cao 20 km, có tầm bắn tối đa đạt 35 km. Theo nhiều chuyên gia quân sự, hệ thống phòng không Berkut trong những năm 1950, là hệ thống phòng không tiên tiến nhất. có khả năng phát hiện và đánh trúng mục tiêu.

Tuy nhiên, rõ ràng là hệ thống tên lửa phòng không Berkut cũng không tránh khỏi những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, hệ thống tên lửa phòng không Berkut rất tốn kém về chế tạo và bảo trì.

Tuy nhiên, rõ ràng là hệ thống tên lửa phòng không Berkut cũng không tránh khỏi những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, hệ thống tên lửa phòng không Berkut rất tốn kém về chế tạo và bảo trì.

Theo đó, chỉ có Moscow mới có thể đủ kinh phí để trang trải khu phức hợp của hệ thống tên lửa. Thậm chí vì chi phí cao, kế hoạch xây dựng một khu liên hợp tên lửa để bào vệ Leningrad cũng đã bị cắt giảm, chưa kể các thành phố khác của Liên Xô.

Theo đó, chỉ có Moscow mới có thể đủ kinh phí để trang trải khu phức hợp của hệ thống tên lửa. Thậm chí vì chi phí cao, kế hoạch xây dựng một khu liên hợp tên lửa để bào vệ Leningrad cũng đã bị cắt giảm, chưa kể các thành phố khác của Liên Xô.

Thứ hai, hệ thống tên lửa phòng không Berkut không cơ động, nhược điểm này đã biến nó thành mục tiêu tuyệt vời, cho các máy bay của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Thứ hai, hệ thống tên lửa phòng không Berkut không cơ động, nhược điểm này đã biến nó thành mục tiêu tuyệt vời, cho các máy bay của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.

Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng không Berkut được thiết kế để tiêu diệt một số lượng lớn máy bay ném bom, nhưng khi nó đi vào hoạt động, chiến thuật sử dụng máy bay ném bom đã thay đổi, máy bay ném bom hoạt động theo các đơn vị nhỏ, do đó việc tiêu diệt máy bay trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng không Berkut được thiết kế để tiêu diệt một số lượng lớn máy bay ném bom, nhưng khi nó đi vào hoạt động, chiến thuật sử dụng máy bay ném bom đã thay đổi, máy bay ném bom hoạt động theo các đơn vị nhỏ, do đó việc tiêu diệt máy bay trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, bất chấp những thiếu sót, hệ thống tên lửa Berkut trong vài thập kỷ, cho đến những năm 1980 vẫn được tin dùng để bảo vệ bầu trời thủ đô Liên Xô. Mãi 30 năm sau kể từ khi được chế tạo, Berket mới bị thay thế khỏi biên chế của lực lượng phòng không Liên Xô.

Tuy nhiên, bất chấp những thiếu sót, hệ thống tên lửa Berkut trong vài thập kỷ, cho đến những năm 1980 vẫn được tin dùng để bảo vệ bầu trời thủ đô Liên Xô. Mãi 30 năm sau kể từ khi được chế tạo, Berket mới bị thay thế khỏi biên chế của lực lượng phòng không Liên Xô.

Sau đó, các kỹ sư thiết kế Liên Xô đã tìm cách để khắc phục những thiếu sót của hệ thống tên lửa và bắt đầu phát triển một hệ thống tên lửa phòng không di động, công việc chế tạo bắt đầu vào năm 1953.

Sau đó, các kỹ sư thiết kế Liên Xô đã tìm cách để khắc phục những thiếu sót của hệ thống tên lửa và bắt đầu phát triển một hệ thống tên lửa phòng không di động, công việc chế tạo bắt đầu vào năm 1953.

Hệ thống phòng không S-75 di động, được phát triển dựa trên hệ thống phòng không Berkut. S-75 sử dụng tên lửa V-750. Ngoài ra, bệ phóng SM-63 và phương tiện vận tải PR-11 cũng được phát triển. Năm 1957, hệ thống phòng không S-75 được đưa vào trang bị.

Hệ thống phòng không S-75 di động, được phát triển dựa trên hệ thống phòng không Berkut. S-75 sử dụng tên lửa V-750. Ngoài ra, bệ phóng SM-63 và phương tiện vận tải PR-11 cũng được phát triển. Năm 1957, hệ thống phòng không S-75 được đưa vào trang bị.

Mục đích tạo ra S-75 là để đảm bảo tính cơ động của hệ thống phòng không và giảm chi phí sản xuất, cũng như bảo trì. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã xuất khẩu hệ thống phòng không cho Algeria, Việt Nam, Ai Cập, Iraq, Libya, Nam Tư, Syria và nhiều nước khác.

Mục đích tạo ra S-75 là để đảm bảo tính cơ động của hệ thống phòng không và giảm chi phí sản xuất, cũng như bảo trì. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã xuất khẩu hệ thống phòng không cho Algeria, Việt Nam, Ai Cập, Iraq, Libya, Nam Tư, Syria và nhiều nước khác.

Trong suốt lịch sử của mình, hệ thống phòng không S-75 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Ả Rập-Israel và Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư. Phải nói rằng, S-75 đã chứng tỏ là một vũ khí hết sức lợi hại.

Trong suốt lịch sử của mình, hệ thống phòng không S-75 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Ả Rập-Israel và Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư. Phải nói rằng, S-75 đã chứng tỏ là một vũ khí hết sức lợi hại.

Tuy nhiên, trong Chiến tranh Việt Nam, những khuyết điểm nhất định của S-75 đã bộc lộ. Đến năm 1968, số lượng tên lửa cần thiết để bắn trúng một mục tiêu đã tăng lên đến 12-15 tên lửa cho mỗi mục tiêu, điều này làm tăng chi phí sử dụng tổ hợp. Ngoài ra, số lượng tên lửa rơi do không trúng mục tiêu cũng tăng lên. Điều này kéo theo thương vong về người.

Tuy nhiên, trong Chiến tranh Việt Nam, những khuyết điểm nhất định của S-75 đã bộc lộ. Đến năm 1968, số lượng tên lửa cần thiết để bắn trúng một mục tiêu đã tăng lên đến 12-15 tên lửa cho mỗi mục tiêu, điều này làm tăng chi phí sử dụng tổ hợp. Ngoài ra, số lượng tên lửa rơi do không trúng mục tiêu cũng tăng lên. Điều này kéo theo thương vong về người.

Tuy nhiên vào thời điểm đó, S-75 vẫn là hệ thống phòng không thực sự tiên tiến. Từ những năm 1980 trở đi đã có nhiều cải tiến mới cho tên lửa. S-25 và S-75 được thay thế bằng các hệ thống phòng không S-125, S-200, S-300, S-400. Và hiện nay, thống tên lửa phòng không S-500 hiện đại bậc nhất cũng ra đời trên cơ sở đó. Nguồn: Pinterest.

Tuy nhiên vào thời điểm đó, S-75 vẫn là hệ thống phòng không thực sự tiên tiến. Từ những năm 1980 trở đi đã có nhiều cải tiến mới cho tên lửa. S-25 và S-75 được thay thế bằng các hệ thống phòng không S-125, S-200, S-300, S-400. Và hiện nay, thống tên lửa phòng không S-500 hiện đại bậc nhất cũng ra đời trên cơ sở đó. Nguồn: Pinterest.

Chóng mặt xem tiêm kích F-16 của Mỹ né tránh 6 tên lửa phòng không của Iraq. Nguồn: USAF.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/di-tim-ong-to-cua-ten-lua-phong-khong-nga-hien-nay-1520065.html