Đi dạo bờ sông, vô tình bắt gặp phiên bản quái vật hồ Loch Ness

Một người đàn ông đã chia sẻ trên Reddit về việc nhìn thấy một sinh vật kỳ lạ tại sông Thames, Anh, mô tả nó giống 'quái vật sông Thames' hay phiên bản thứ hai của Loch Ness.

Tuy nhiên, bức ảnh gây tranh cãi với nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là sự dàn dựng để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Ý kiến khác cho rằng, sinh vật trong ảnh giống loài trăn Anaconda, hoặc đó có thể là quái vật "Loch Thames" tương tự như Nessie. Một số người nghi ngờ đó có thể là cá da trơn, rùa đột biến hoặc thậm chí là Godzilla bơi qua sông.

Một số người chia sẻ câu chuyện tìm thấy bộ da rắn dài 1,5m ở bờ sông Thames năm trước, tin rằng có thể là con rắn khổng lồ loài boa constrictor.

Sông Thames là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, và ý kiến về việc có quái vật tại đây gây nhiều tranh cãi, tương tự như truyền thuyết về quái vật hồ Loch Ness.

Lịch sử của quái vật hồ Loch Ness bắt đầu thu hút sự chú ý từ năm 1930, nhưng đã có nhiều câu chuyện và truyền thuyết trước đó.

Các báo cáo đầu tiên xuất hiện khi một cặp vợ chồng địa phương, gia đình Mackays, tuyên bố đã chứng kiến một sinh vật lạ khi lái xe qua hồ vào năm 1933.

Câu chuyện của họ kèm theo những tuyên bố khác của du khách George Spicer về việc gặp phải "một con rồng hoặc động vật thời tiền sử" đã góp phần tạo nên hình ảnh quen thuộc về Nessie.

Bức ảnh đầu tiên về quái vật hồ Loch Ness xuất hiện vào năm 1933, từ đó, nhiều nỗ lực điều tra đã được tiến hành, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào được tìm thấy.

Một sự kiện nổi bật là cuộc phân tích DNA nước của hồ Loch Ness vào tháng 9/2019, khi các nhà khoa học New Zealand loại trừ một số loài động vật như cá mập và cá tầm, đồng thời suy đoán rằng quái vật có thể là một loài lươn khổng lồ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đặt nghi vấn về khả năng giả mạo của một số bức ảnh và chứng cứ, và đánh giá khả năng hiện diện của quái vật hồ Loch Ness là rất thấp.

Mời quý độc giả xem thêm video: Sắp có cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness quy mô lớn.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/di-dao-bo-song-vo-tinh-bat-gap-phien-ban-quai-vat-ho-loch-ness-1940559.html