Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm 2024 - 2025 (lần 1) Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội

Tổng hợp đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm 2024 - 2025 (lần 1) của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội hay nhất với gợi ý trả lời chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tốt hơn.

Mục lục

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm học 2024 - 2025 (lần 1) của Trường THPT chuyên Sư phạm 1 Hà Nội
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm học 2024 - 2025 của Trường THPT Chuyên Sư phạm 1

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm học 2024 - 2025 (lần 1) của Trường THPT chuyên Sư phạm 1 Hà Nội

Câu 1: (4,0 điểm)

Có hạt giống được gieo xuống đất. Hạt thấy quanh mình tối tăm, ẩm ướt. Hạt nghe tiếng ai gọi từ bên trên: "Hoa ơi, mau lớn nhé." Hạt thầm nghĩ: "Cô bé gọi ai thế nhi, ai tên là Hoa?"Có lúc đất ngập nước. Nó nghe tiếng ai nói từ bên trên: "Trời mưa, trời mưa." Hạt tự hỏi: "Mưa là gì?" Có những ngày hạt thấy nóng bức lắm. Lại có ai đó nói: "Trời nắng quá Nắng quả!" Nó không biết trời màu gì, nắng là gì. Nó ôm trong lòng những câu hỏi về những âm thanh phát ra bên trên tầng đất kia. Có một thế giới mà nó chưa biết. Nhưng thế giới đó tồn tại. Nó ăn thật nhiều, uống thật nhiều từ đất với hy vọng sẽ cao lớn nhanh để biết đầu, sẽ ra khỏi lòng đất tối tăm này.

Một ngày thức dậy, nó thấy mình vỡ ra cắm chùm rễ vào đất và ngày qua ngày, nó biến thành một cái cây non xinh đẹp. Nó thấy trời rồi. Nó đã biết mưa và nắng. Nó yêu CHẮC đời biết bao. Nó giấu bộ rễ trong đất hút thật nhiều dinh dưỡng để có thể đứng đây thật lâu. ngắm nhìn mọi thứ và cả cô bé ngày nào cũng đến chơi với nó. Một ngày khác, nó thức dậy và ngạc nhiên thấy những cánh hoa xòe nở rực rỡ trên người mình như chiếc áo xinh xinh đất. Cô bé reo lên: "Hoa nở rồi!" Và nó biết cô bé đã gọi tên nó là Hoa từ khi nó ở trong Nhưng không có hạt giống nào trong đất lại biết mình sẽ trở thành một bông hoa cả.

(Trang Xtd, Tuổi hai mươi tôi đã sống như một bông hoa dại, Nxb Trẻ, 2017).

Hãy viết một bài văn ngắn về một bài học cuộc sống mà câu chuyện trên gợi ra cho em.

Câu 2. (6,0 điểm)

“Nhà văn là người đồng hành của lịch sử đất nước mình, là người chia sẻ cảm thông với nhân dân mình. Và nữa nhà văn là người khám phá chính bản thân minh".

(Hồ Anh Thái, Tiểu luận “Bắt đầu cất lên tiếng cười", NXB Dân trí, 2021, tr.238) Bằng trải nghiệm văn học của mình, em hãy bàn luận về ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 chuyên Văn năm học 2024 - 2025 của Trường THPT Chuyên Sư phạm 1

Câu 1 (4.0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh biết tạo lập văn bản nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận; tổ chức bố cục bài viết mạch lạc, chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

- Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau và hướng tới một số vấn đề được gợi ra từ câu chuyện như: khao khát khám phá thế giới; hành trình trưởng thành; thái độ sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thử thách,...

- Dưới đây là một gợi ý về hướng triển khai bài:

1. Giải thích

Câu chuyện ghi lại quá trình lớn lên của cây hoa từ khi là hạt giống cho đến khi thành cây và nở hoa.

- Thế giới bên trong lòng đất “tối tăm ẩm ướt” là thế giới có phần hạn hẹp, nhỏ bé song lại an toàn, trong khi thế giới bên trên lại là một không gian xa lạ, bí ẩn, đầy mời gọi.

- “Tiếng gọi từ bên trên” là động lực thôi thúc bông hoa khám phá thế giới phía trên. Để làm được điều đó, nó phải “ăn nhiều, uống thật nhiều”, đến khi thành cây cũng phải “giấu bộ rễ trong đất hút thật nhiều dinh dưỡng”, nghĩa là luôn phải cố gắng, nỗ lực để trưởng thành, thoát khỏi thế giới an toàn mà trụ vững ở không gian mới lạ, nhiều điều hấp dẫn.

- Hạt giống đã trở thành bông hoa, cũng là lúc nó tự ý thức được về bản thân. Như vậy quá trình đến với thế giới bên ngoài cũng là hành trình tự khẳng định giá trị của bản thân.

Câu chuyện gợi ra suy ngẫm về sức mạnh của lòng khao khát khám phá thế giới, từ đó khẳng định bản thân của mỗi người.

2. Phân tích, chứng minh

- Con người cần nuôi dưỡng niềm khao khát khám phá thế giới, bởi lẽ:

+ Thế giới rộng lớn, mang chứa nhiều điều mới lạ trong khi con người bé nhỏ và hạn hẹp, vậy nên lòng ham khám phá sẽ thôi thúc người ta mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết, không ngừng phá vỡ giới hạn.

+ Khao khát khám phá giúp chúng ta có động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân, cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách và đón nhận những trải nghiệm sống giá trị.

+ Những bước tiến trong lịch sử nhân loại cũng là kết quả của sự tò mò về thế giới.

+ Quá trình khám phá thế giới cũng sẽ giúp con người tự khám phá được chính mình, định vị được giá trị và vị thế của bản thân trong cuộc đời.

- Gìn giữ và nuôi dưỡng niềm khao khát khám phá là một hành trình đòi hỏi nhiều nỗ lực, chúng ta cần:

+ Giữ cái nhìn tươi mới, cởi mở với điều khác, biết đặt câu hỏi về xung quanh.

+ Không ngừng tự trau dồi để đủ khả năng chống đỡ và đối diện với những biến cố, thách thức và cả cơ hội phía trước.

+ ...

* Thí sinh huy động hiểu biết từ thực tế đời sống, văn học hay trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ lập luận.

3. Bàn luận mở rộng

Khao khám phá thế giới sẽ tạo cơ hội để con người hiểu hơn về chính mình, từ đó sẽ giúp ta sẽ có hướng đi đúng đắn khi muốn khẳng định và thể hiện bản thân. Ngược lại, khao khát khẳng định, thể hiện bản thân sẽ là tiền đề để chúng ta hướng đến khao khát khám phá, tìm hiểu thế giới.

Câu 2 (6.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết tạo lập văn bản nghị luận văn học, vận dụng kiến thức lí luận văn học, thể hiện năng lực phân tích tác phẩm, cảm nhận văn chương; tổ chức bố cục bài viết mạch lạc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

1. Giải thích:

- “Nhà văn là người đồng hành với lịch sử đất nước, chia sẻ cảm thông với nhân dân”: sứ mệnh của nhà văn là bám sát, phản ánh hiện thực; thấu hiểu, đồng cảm với nhân dân.

- “Nhà văn là người khám phá chính bản thân mình”: quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ cũng là quá trình tìm tòi, phát hiện và lắng nghe thế giới nội tâm, nhất là những góc khuất, những chiều kích bí ẩn bên trong mình.

Ý kiến của Hồ Anh Thái đã thể hiện quan niệm về vai trò, trách nhiệm của nhà văn. Điều đó sẽ được phản ánh trong các sáng tác.

2. Phân tích, chứng minh:

- Nhà văn là người bám sát, phản ánh và thấu hiểu, sẻ chia với đất nước và nhân dân mình bởi:

+ Hiện thực cuộc sống là cội nguồn và cũng là đích đến của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trách nhiệm công dân và đạo đức ngòi bút thôi thúc nhà văn phải quan tâm, lắng nghe tiếng nói của thời đại, của đời sống hiện thực bên ngoài.

+ Đối tượng trung tâm của văn học và của cuộc sống là con người. Gắn bó với đời sống cũng là cách để nhà văn thấu hiểu thêm về con người thời đại mình.

+ Nhân dân, dù ở thời đại nào cũng luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do đó, chia sẻ với nhân dân là cách để nhà văn không bỏ qua những tiếng nói yếu ớt, những thân phận nhỏ bé trong đời sống.

- Viết cũng là quá trình “khám phá chính mình” bởi:

+ Văn học trước hết là tiếng nói của cá nhân. Viết là quá trình nhà văn “đào xới” bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn một cách thành thực nhất.

+ Viết cũng là cách nhà văn giãi bày, thể hiện mình rõ nhất qua những quan điểm về con người, về hiện thực mà nhiều khi, tiếng nói đó trong đời sống thực dễ bị kìm nén, bỏ qua. Đó cũng là cách nhà văn khẳng định cái riêng, cái tôi sáng tạo.

+ Nhà văn là một cá thể đồng thời cũng là một phần của nhân loại, vậy nên khám phá chính mình cũng chính là tìm hiểu và khám phá về con người nói chung, là cơ sở để thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với “kẻ khác”.

- Quá trình nhà văn phản ánh hiện thực đời sống, sẻ chia với nhân dân và quá trình khám phá chính bản thân anh ta không mâu thuẫn với nhau mà có thể tương hỗ cho nhau.

Trong quá trình tiếp cận với lịch sử đất nước và đời sống nhân dân, nhà văn có thể khám phá chính mình và cũng nhờ hiểu, định vị được bản thân mà người viết có cơ sở dấn thân sâu hơn vào hiện thực bề bộn, phức tạp này.

* Thí sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp để củng cố lập luận.

3. Bàn luận mở rộng:

- Khác với lịch sử hay triết học, phản ánh lịch sử đất nước và nhân dân (hay con người) từ góc độ khái quát, văn học tiếp cận lịch sử và nhân dân từ góc độ cá nhân, gắn với số phận con người cụ thể. Chính vì thế văn học không bị giới hạn trong phạm vi đất nước cụ thể mà có thể vươn tới tính khái quát, tính nhân loại.

- Quan niệm trên cũng gián tiếp đặt ra những yêu cầu cho nhà văn chân chính trong quá trình sáng tạo: luôn dấn thân vào hiện thực, kiên trì quan sát đời sống và thành thực với chính mình trên trang viết.

- Ý kiến còn có ý nghĩa định hướng trong tiếp nhận: Với người đọc, đây là cơ sở để tiếp nhận và thẩm định giá trị tác phẩm cũng như nhận diện tài năng của nhà văn.

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/de-thi-thu-vao-lop-10-chuyen-van-nam-2024-2025-lan-1-truong-thpt-chuyen-su-pham-ha-noi-208799.html