Dấu vết của nền văn minh 6000 năm tuổi bất ngờ nằm giữa sa mạc

Các nhà nghiên cứu đã kinh ngạc khi phát hiện ra một pháo đài bí ẩn 6.000 năm tuổi trên sa mạc Jordan.

Dấu vết của nền văn minh 6000 năm tuổi bất ngờ nằm giữa sa mạc

Pháo đài cổ tồn tại ở đây làm nảy sinh những câu hỏi tò mò: Tại sao con người cổ đại sống được trên sa mạc hoang?

Dấu tích nền văn minh cổ đại trên sa mạc.

Các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng nào về chiến tranh, pháo đài chỉ để phòng thủ. Họ đã phát lộ ra những con kênh, đập nước và hệ thống tưới tiêu nước thời Tiền Mesopotamia nên rõ ràng đây từng là nơi sinh sống của người cổ đại. Nền văn minh tiến bộ ở đây vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại.

Đập nước.

Các nhà khảo cổ khai quật được trên đỉnh núi lửa giữa sa mac đất bazan Jordan 3 khu vực dân cư có tàn tích hệ thống tưới tiêu nước nhân tạo.

Những khu này được xây dựng vào những thời kỳ khác nhau, trải dài cách đây 6.000 năm , vào thiên niên kỷ 4 và 5 trước CN.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người du mục đến đây vào thời điểm nhất định nào đó trong năm, thường là vào mùa ẩm ướt. Nhưng phát hiện này lại trái ngược với giả thuyết.

Họ băn khoăn với những câu hỏi khó trả lời rằng: người cổ đại sống trong đới khí hậu nào vào thiên niên kỷ 4 trước CN? vì sao họ chọn định cư ở đây?

Hệ thống tưới tiêu nước rất phức tạp dẫn nước mưa và những khu vườn trên cao. Chất lắng đọng được dùng bón cây trồng.

Dấu tích khu vwờn trên địa hình sa mạc.

Nghiên cứu của Viện Khảo cổ Đức cho thấy: Có bằng chứng chưa rõ ràng về giếng nước do người cổ đại xây, và đường ống dung nham (máng tự nhiên do dòng chảy dung nham tạo thành) để hứng nước mưa và lưu trữ nước.

Những con kênh, đập nước cổ đại và hệ thống tưới tiêu nước thời Tiền Mesopotamia ở Jordan cho thấy rõ con ngươì̀ từng sống trên sa mạc này và có một nền văn minh tiến bộ.

Đất trồng trọt, gần khu dân cư.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của mỏ đá lửa và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến cho thấy người dân rất văn minh.

Họ làm nông nghiệp, chăn nuôi dê và cừu không chỉ để phục vụ nhu cầu riêng mà còn bán cho những khu dân cư khác.

Từ giữa thiên niên kỷ 4 trước CN, nền văn hóa Uruk phát triển nền công nghiệp dệt ở phía nam Iraq. Ở đây, các nhà khảo cổ lần đầu tiên được thấy các sản phẩm dệt, da và nông nghiệp trong thời đại Mesopotamia.

Những dấu tích được phát hiện ở vùng hạ lưu phù sa có liên quan đến những sản phẩm nguồn gốc động vật, như: len, da, thịt, pho mát v.v... Có lẽ người cổ đại ở đây đã sản xuất ra chúng.

Ảnh chụp từ trên cao xuống: ba khu dân cư trên đỉnh núi, có tường kiên cố và nhà bằng đá.

Không biết người cổ đại đã làm thế nào để xây dưng nên pháo đài to lớn và làng mạc ở nơi hoang vu. Pháo đài bề thế mà lại không có bằng chứng về chiến tranh. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ hơn để giải mã nền văn minh từng tồn tại giữa sa mạc Jordan.

Nguồn: Message to Eagle

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/dau-vet-cua-nen-van-minh-6000-nam-tuoi-bat-ngo-nam-giua-sa-mac-20161009112245715.htm