Đang ngắm cây, sửng sốt thấy 'chim thần' hơn trăm năm mới xuất hiện

Khi nhìn thấy con vật này, chuyên gia động vật hoang dã vô cùng vui mừng vì đây chính là loài chim được mệnh danh là 'chim thần'.

Chuyên gia động vật hoang dã người Anh Will Wagstaff đang dẫn đầu một nhóm quan sát tìm kiếm thì bất ngờ phát hiện ra một con kền kền Ai Cập - loài chim quý hiếm đã lâu không thấy ở Anh. Khi nhìn thấy con vật này, anh vô cùng vui mừng vì đây chính là loại chim được mệnh danh là " chim thần".

Will Wagstaff cho biết, con kền kền Ai Cập đã ở trên ngọn cây trong 1,5 giờ, sau đó cất cánh và bay lượn trên vùng trời đảo St. Mary.

Điều đáng nói là trong chiều cùng ngày, đàn hải âu gần đó hoảng loạn. Các chuyên gia phỏng đoán nhưng chưa dám kết luận nguyên nhân có phải do kền kền Ai Cập gây ra hay không.

Theo tìm hiểu, kền kền Ai Cập hay còn gọi là kền kền trắng không chỉ là một trong số ít loài chim biết sử dụng công cụ khi đi săn (đập trứng bằng đá) mà nó còn là loài chim kền kền duy nhất ở châu Âu có thể di cư đường dài.

Với khả năng bay cực giỏi, khoảng cách bay của kền kền Ai Cập có thể lên tới 5.000 km.

Chính nhờ thế, chúng có thể di cư từ châu Âu đến sa mạc Sahara để nghỉ đông.

Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 20, số lượng kền kền Ai Cập đã giảm mạnh và ước tính trên thế giới chỉ còn 12.000 con.

Lần cuối cùng người ta nhìn thấy kền kền Ai Cập ở Anh là vào năm 1868, khi con kền kền Ai Cập này bị một nông dân địa phương ở Essex bắn chết.

Cứ như thế, trải qua gần 155 năm, kền kền Ai Cập mới lại được bắt gặp tại Anh.

Theo tìm hiểu, kền kền Ai Cập còn được biết đến như là gà Pharaoh vì chúng trông giống như con gà với những vảy mốc.

Đây cũng là loài chim được "thần thánh hóa" vì sự thông minh của mình và có mặt trong chữ tượng hình của Ai Cập.

Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ

Kiều Dụ (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/dang-ngam-cay-sung-sot-thay-chim-than-hon-tram-nam-moi-xuat-hien-1905339.html