Dầm mình mưa lạnh săn 'lộc trời' tiến vua ngày cuối năm

Những người phụ nữ ở Đà Nẵng dầm mình trong cái lạnh thấu xương, mưa phùn, mạo hiểm leo lên những gành đá trơn tuột nằm sát mép sóng để hái loại rong biển đặc sản từng được dùng để tiến vua.

Vào những ngày cuối năm, tại gành đá Nam Ô (Đà Nẵng) người dân lại nhộn nhịp hái rong mứt, kiếm tiền triệu tiêu Tết

Vào những ngày cuối năm, tại gành đá Nam Ô (Đà Nẵng) người dân lại nhộn nhịp hái rong mứt, kiếm tiền triệu tiêu Tết

Rong mứt có màu nâu sậm, thân sụn mềm, tạo thành chùm ở phần ngọn có thể dùng khi còn tươi hoặc phơi khô đều ngon, thường để nấu canh, xào cùng các loại cá, thịt, tôm,... Ngày nay, loại rong này còn trở thành đặc sản được nhiều du khách chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè khi có dịp đến Đà Nẵng.

Rong mứt có màu nâu sậm, thân sụn mềm, tạo thành chùm ở phần ngọn có thể dùng khi còn tươi hoặc phơi khô đều ngon, thường để nấu canh, xào cùng các loại cá, thịt, tôm,... Ngày nay, loại rong này còn trở thành đặc sản được nhiều du khách chọn làm quà biếu cho người thân, bạn bè khi có dịp đến Đà Nẵng.

Trong cái giá lạnh thấu vào da thịt, giữa màn đêm sương sớm, họ bắt đầu một ngày mưu sinh bất chấp trời mưa và cái rét căm căm của sóng biển.

Trong cái giá lạnh thấu vào da thịt, giữa màn đêm sương sớm, họ bắt đầu một ngày mưu sinh bất chấp trời mưa và cái rét căm căm của sóng biển.

Theo người dân địa phương, nhiều vùng biển trên cả nước cũng có món mứt biển. Tuy nhiên, ở Nam Ô mứt biển được cho là ngon nhất bởi từng được dùng là món ăn tiến vua.

Theo người dân địa phương, nhiều vùng biển trên cả nước cũng có món mứt biển. Tuy nhiên, ở Nam Ô mứt biển được cho là ngon nhất bởi từng được dùng là món ăn tiến vua.

Để hái được nhiều rong mứt, người dân phải đi "săn" từ lúc 1, 2 giờ sáng.

Để hái được nhiều rong mứt, người dân phải đi "săn" từ lúc 1, 2 giờ sáng.

Nhìn bóng người cheo leo trên vách những gành đá trơn trượt mới thấy mức độ nguy hiểm của cái nghề mạo hiểm này. Gần 20 năm gắn bó với cái nghề mà Lê Văn Phát (51 tuổi) gọi là "bán bát máu, ăn bát cơm", ông không nhớ nổi bao nhiêu lần đã bị sóng đánh ngã dúi dụi, bị hàu cứa trầy lưng. Trong những lần như thế ông lại thấy mình may mắn khi không phải bỏ mạng nơi vách đá chênh vênh.

Nhìn bóng người cheo leo trên vách những gành đá trơn trượt mới thấy mức độ nguy hiểm của cái nghề mạo hiểm này. Gần 20 năm gắn bó với cái nghề mà Lê Văn Phát (51 tuổi) gọi là "bán bát máu, ăn bát cơm", ông không nhớ nổi bao nhiêu lần đã bị sóng đánh ngã dúi dụi, bị hàu cứa trầy lưng. Trong những lần như thế ông lại thấy mình may mắn khi không phải bỏ mạng nơi vách đá chênh vênh.

Nhiều người dân Nam Ô gọi rong mứt là "lộc trời", bởi vào mùa cao điểm, mỗi ngày đi hái có thể kiếm được bạc triệu.

Nhiều người dân Nam Ô gọi rong mứt là "lộc trời", bởi vào mùa cao điểm, mỗi ngày đi hái có thể kiếm được bạc triệu.

Đặc biệt, những người giỏi có thể kiếm từ 2 đến 3 triệu đồng chỉ trong khoảng 3 tiếng khai thác rong mứt. Cao điểm có người một tháng có thể “trúng” từ 30 đến 40 triệu đồng, mức thu nhập khiến nhiều người phải giật mình.

Đặc biệt, những người giỏi có thể kiếm từ 2 đến 3 triệu đồng chỉ trong khoảng 3 tiếng khai thác rong mứt. Cao điểm có người một tháng có thể “trúng” từ 30 đến 40 triệu đồng, mức thu nhập khiến nhiều người phải giật mình.

Dù công việc vượt quá sức, quá vất vả và mạo hiểm nhưng nhiều phụ nữ xóm mứt vẫn gắn bó với nghề hái "lộc biển" suốt mấy chục năm qua. Họ dầm mình nhiều giờ trong nước chỉ vì mong muốn đem về một cái Tết đủ đầy, no ấm cho gia đình.

Dù công việc vượt quá sức, quá vất vả và mạo hiểm nhưng nhiều phụ nữ xóm mứt vẫn gắn bó với nghề hái "lộc biển" suốt mấy chục năm qua. Họ dầm mình nhiều giờ trong nước chỉ vì mong muốn đem về một cái Tết đủ đầy, no ấm cho gia đình.

Nguyễn Hiền

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/dam-minh-mua-lanh-san-loc-troi-tien-vua-ngay-cuoi-nam-d188538.html