Cuộc sống nhiều rủi ro, người Việt nên làm gì?

Theo thống kê của Bộ Y Tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Trên thực tế, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, theo WHO, lương thực, thực phẩm là nguyên nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Thở thì lo không khí ô nhiễm, ăn thì lo thực phẩm bẩn, tham gia giao thông thì sợ tai nạn bất ngờ. Mỗi ngày, người Việt phải đối diện với hàng trăm mối lo và hàng loạt những rủi ro bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khiến cuộc sống trở nên bất an và làm giảm chất lượng sống. Theo nhiều chuyên gia, hiểu được các rủi ro, từ đó có những giải pháp dự phòng là điều mà người Việt cần lưu tâm để bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Không khí ô nhiễm, thực phẩm bẩn tràn lan

Theo thống kê của Bộ Y Tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Trên thực tế, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, theo WHO, lương thực, thực phẩm là nguyên nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Và trong 20 năm nữa, các ca ung thư sẽ tăng 57%, trong đó Việt Nam được dự đoán là nước có số ca ung thư tăng nhanh nhất thế giới với 75.000 người tử vong/năm, hơn 150.000 ca mắc bệnh mới, mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm.

Người Việt cần chuẩn bị quỹ tài chính dự phòng cho những rủi ro trong tương lai.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2013 Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp. Hà Nội và TP HCM nằm trong top 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Trong đó lượng benzene trong không khí tại TP HCM cao gấp 6,72 lần cho phép. Còn tại Hà Nội nồng độ phát thải bụi mỗi năm có thể đạt đến 200mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo.

Chính sách an sinh hưu trí ở Việt Nam chưa cao

Có đến 95% người dân Việt lo lắng về mức lương hưu ít ỏi không đủ chi trả cho cuộc sống, đó là kết quả của một cuộc khảo sát về thái độ và kỳ vọng vào tương lai hưu trí của người dân do Quỹ dân số Liên hợp quốc, Viện Lão hóa toàn cầu thực hiện vào tháng 9/2015.

Bên cạnh đó, tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt còn khá thấp. Trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật và mắc 2,69 bệnh kinh niên. Trong khi đó, người Việt vẫn chưa có nhiều biện pháp để tích lũy và dự phòng tài chính khi về già, do vậy, với số lương hưu ít ỏi, người cao tuổi Việt Nam rất khó có khả năng trang trải cho các khoản chi về y tế.

Người Việt đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong cuộc sống.

Đâu là giải pháp giúp chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro bất ngờ?

Người Việt vốn lo xa và chịu khó tích góp, tiết kiệm. Gửi tiền tiết kiệm hay mua vàng vẫn là hình thức đầu tư được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên theo các chuyên gia tài chính thì bỏ hết trứng vào một giỏ không phải là cách đầu tư và giảm thiểu rủi ro khôn ngoan, nhất là khi một cá nhân hay gia đình gặp phải những sự kiện đáng tiếc trong cuộc sống như bệnh tật, tai nạn, tử vong, khi đó thì không những không được bảo vệ, mà tiền tiết kiệm sẽ được rút ra để chi trả cho các sự kiện không may.

Chính vì vậy, để có được sự yên tâm và chủ động bảo vệ sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình, các chuyên gia đưa ra lời khuyên chúng ta nên tính đến phương án chuẩn bị cho mình quỹ tài chính dự phòng cho những rủi ro về sức khỏe, tính mạng. Trong nhiều giải pháp thì việc mua bảo hiểm nhân thọ là một lựa chọn thông minh, đây cũng là giải pháp hàng đầu được lựa chọn ở những quốc gia phát triển trên thế giới.

Theo ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký phụ trách, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thì bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều sản phẩm đa dạng, tập trung vào 3 nhóm chính: nhóm bảo vệ, nhóm tích lũy đầu tư và nhóm kết hợp. Mỗi nhóm sản phẩm có các lợi ích nổi trội khác nhau. Tuy nhiên sẽ tập trung vào một số lợi ích chính như: giúp bảo vệ gia đình, bảo vệ người mà người được bảo hiểm có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Khi rủi ro không may xảy ra cho người được bảo hiểm thì gia đình người được bảo hiểm được đảm bảo nguồn thu nhập từ tiền trả bảo hiểm giúp họ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống. Bảo hiểm nhân thọ cũng là giải pháp hữu hiệu để hoạch định tài chính cho tương lai như mua nhà, mua xe, chu cấp việc học hành cho con cái, phụng dưỡng cha mẹ già ... đồng thời có thể thay thế hoặc bổ sung cho bảo hiểm xã hội.

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/thong-tin-doanh-nghiep/cuoc-song-nhieu-rui-ro-nguoi-viet-nen-lam-gi-c41a458325.html