COP 26: Dấu chân carbon giúp định vị doanh nghiệp

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2022, số đo 'dấu chân carbon' (tổng lượng khí nhà kính được tạo ra bởi hoạt động của con người) của Việt Nam là khoảng 344 triệu tấn CO2/năm. Con số này không hề nhỏ, vì nó xếp thứ 17 trên toàn cầu. 'Dấu chân' của chúng ta đang to và đậm hơn rất nhiều quốc gia khác trong khu vực. Do đó giảm dấu chân carbon hay nói cách khác là giảm phát thải là yêu cầu không thể trì hoãn, đặc biệt là với các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây không phải là việc dễ, nói muốn là có thể làm được ngay.

Mỗi năm dùng hơn 1.600 TOE điện để phục vụ sản xuất, để giảm dấu chân carbon, giảm lượng phát thải của mình thời gian qua Công ty Bao bì AAB Harvest không chỉ xây dựng quy trình sản xuất đạt chuẩn 5S mà còn đầu tư kinh phí cải tiến máy móc. Trong đó không thể không kể tới hệ thống Véc tơ được lắp đặt từ cuối năm 2023 nhằm tiết kiệm năng lượng, từ đó giảm thiểu lượng phát thải.

Không chỉ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp tích cực vào cuộc, không ít doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp cũng có những giải pháp rất hữu hiệu để giảm phát thải.

Đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ điển hình của tỉnh Yên Bái. Với khát khao nâng tầm chất lượng sản phẩm, ngoài việc đảm bảo tuyệt đối ở khâu chế biến, từ lâu khâu trồng nguyên liệu của họ cũng được canh tác theo hướng organic, không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật...

Với cách làm này, Vinasamex không những góp phần vào mục tiêu giảm phát thải của Quốc gia mà còn trở thành nhà cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng thế giới. Trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác vẫn đang gặp khó vì những tiêu chuẩn xanh ngày càng khắt khe của các thị trường này.

Dẫu biết giảm thiểu dấu chân carbon là việc không đơn giản, không phải là câu chuyện một sớm một chiều có thể làm được, nhưng nếu quản lý tốt dấu chân carbon sẽ giúp doanh nghiệp biết mình đang ở đâu, trở nên khác biệt trong con mắt của nhà đầu tư và xã hội, có một lợi thế cạnh tranh trong một thế giới ngày càng thay đổi ý thức về môi trường.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/cop-26-dau-chan-carbon-giup-dinh-vi-doanh-nghiep-221666.htm