Con trai chồng quỳ khóc nức nở trước mặt mẹ kế trong ngày trọng đại, nguyên nhân đằng sau khó ai ngờ

Chú rể vừa khóc vừa quỳ lạy mãi không chịu đứng lên. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng đã rất xúc động về tình cảm của hai mẹ con.

Sự việc xảy ra ở một hôn lễ tại thành phố Nam Dương (Hà Nam, Trung Quốc) khiến nhiều người xúc động. Cô dâu và chú rể quỳ rạp trước người mẹ kế để cảm tạ công ơn của bà. Chú rể vừa khóc vừa quỳ lạy mãi không chịu đứng lên. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng đã rất xúc động về tình cảm của hai mẹ con.

Chàng trai quỳ lạy trước mẹ kế đẻ cảm tạ công ơn của bà

Người mẹ phải lại gần đỡ con dậy, giúp con phấn chấn tinh thần tiếp tục hôn lễ. Được biết, bố chú rể ở xa không thể về tổ chức đám cưới cho con trai, mọi việc do người mẹ kế lo liệu. Dù không phải là người sinh ra chú rể nhưng người mẹ kế này đã đối xử với cậu rất tốt, như chính con ruột của bà.

Chú rể quá xúc động với tình yêu thương của mẹ kế nên bật khóc mãi không đứng dậy

Người sống lân cận cũng cho biết, bà thực sự là người mẹ kế nhân hậu, rất mực yêu thương con chồng. Bà muốn tổ chức cho con một đám cưới thật tốt để chứng minh tấm lòng của người mẹ kế không khác gì mẹ đẻ. Bà thậm chí còn dành toàn bộ số tiền trong nhà để mua nhà cho con.

Chàng rể xúc động, vừa nói vừa khóc: "Con cảm ơn mẹ, không có mẹ, con không thể có được tình yêu thương trọn vẹn. Không có mẹ, con cũng không thể có được người vợ tốt như vậy. Con cảm ơn công lao dưỡng dục của mẹ".

Mẹ kế đỡ con chồng lên rồi lau nước mắt cho cậu

Thấy con trai như vậy, mẹ kế cũng khóc và an ủi con: "Con trai à, đừng khóc, hôm nay là ngày vui của con. Đây là việc mẹ nên làm".

Video sau khi được đăng tải đã khiến nhiều người xúc động. Đa số bình luận khen ngợi người mẹ kế và chúc mừng chàng trai vì đã có được người mẹ cực kì tốt, yêu thương cậu hết mực.

Quy tắc tắc giúp mẹ kế được con chồng yêu như mẹ ruột

Đừng quên "danh tính" của mình

Đây là điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất khi bạn bước chân vào gia đình chồng. Có một sự thật không thể thay đổi đó là đứa trẻ không phải là con ruột của bạn. Chúng sẽ xem bạn là vợ của bố, là dì, là mẹ kế và thật khó để bạn có thể thay thế hình bóng mẹ ruột của chúng được. Có thể chúng sẽ gọi bạn là mẹ, nhưng đó cũng chỉ là phép lịch sự. Tốt hơn hết là bạn không nên ép gọi là mẹ trong khi chúng không thích.

Nếu bạn thực sự muốn chúng xem bạn là một người mẹ, hãy đối xử thật chân thành và tình cảm, yêu thương chúng không khác gì con đẻ. Sau một thời gian, chắc chắn tự nhiên chúng sẽ gọi bạn là mẹ.

Đừng cố thay thế hình bóng mẹ ruột của con chồng

Sau khi ly hôn, mối quan hệ giữa chồng và vợ cũ vẫn còn liên quan vì có chung một đứa con. Thỉnh thoảng người này sẽ đến thăm 2 bố con, bạn có thể khó chịu về điều này. Khi ly hôn, người bị tổn thương nhất là những đứa trẻ, chúng buộc phải xa mẹ của mình nên khi có cơ hội gặp lại, bạn hãy tạo điều kiện thoải mái để chúng có thể nói chuyện được nhiều với mẹ mình hơn. Điều này sẽ gây thiện cảm trong mối quan hệ "mẹ kế" và "con riêng".

Muốn sống chung hạnh phúc với con riêng của chồng, "mẹ kế" cần phải nắm rõ một số quy tắc. Ảnh minh họa

Đừng luôn nghĩ về việc bắt buộc phải yêu thương "con riêng"

Bạn có thể rất yêu chồng mình nhưng không có nghĩa là phải có trách nhiệm yêu "con riêng" của họ. Nếu bạn miễn cưỡng yêu thương "con riêng" của chồng, điều đó thật giả tạo và chắc chắn mọi người sẽ sớm nhận ra điều đó. Về lâu dài, chỉ cần bạn tôn trọng những đứa trẻ này, đừng cố chen chân vào cuộc sống của chúng là đã có thể sống hòa hợp được.

Đừng coi vợ cũ của chồng như kẻ thù

Trên thực tế, có không ít vợ cũ và vợ mới trở thành bạn bè của nhau. Cả 2 đều mong muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương của mọi người, không vì sự tan vỡ của người lớn mà bị ảnh hưởng đến tâm lý.

Đừng quá bao dung với vợ cũ của chồng

Hiện tại, quyền giám hộ con cái là của bạn và chồng. Bạn có thể tôn trọng quyền đến thăm con cái của họ,nhưng nếu họ can thiệp quá sâu thì hãy thể hiện thái độ rõ ràng ngay lập tức.

Đừng thiên vị con chung – con riêng

Dù có muốn hay không thì trong một số trường hợp sẽ có sự thiên vị giữa con chung và con riêng. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, nền tảng hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào sự công bằng. Bạn hãy đối xử như một người mẹ thực sự với con riêng của chồng.

Bí quyết sống lâu của người Okinawa

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/con-trai-chong-quy-khoc-nuc-no-truoc-mat-me-ke-trong-ngay-trong-dai-nguyen-nhan-dang-sau-kho-ai-ngo-172240314110624805.htm