Cổ phiếu lọt 'bảng phong thần' vẫn tăng giá trước 'hiệu ứng Trump'

Dù được cảnh báo “thận trọng” trước “hiệu ứng Trump”, cổ phiếu các ngành giày dép,máy vi tính và điện tử, gỗ, máy móc và thủy sản... lại có đà tăng giá sau nhiều phiên sụtgiảm bởi sự kiện bầu cử ở Mỹ…

Là người phản ứng khá “quyết liệt” với TPP, ngay khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng, khá nhiều chuyên gia kinh tế và chứng khoán tỏ ra lo ngại những ngành “chủ lực” của thị trường xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ (kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD sang Mỹ trong 9

tháng đầu năm nay) như: giầy da, điện thoại, gỗ, thủy sản… sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, phiên giao dịch cổ phiếu ngày 10.11 lại chứng kiến đà tăng giá của hầu hết cổ phiếu các nhóm ngành này.

Cụ thể, ở nhóm gỗ - Hai mã cổ phiếu tiêu biểu của nhóm này là Đức Long Gia Lai (DLG) và Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đều tăng, trong đó DLG tăng 900 đồng/CP và HAG tăng 220 đồng/CP.

Tương tự, ở nhóm máy vi tính và điện tử, các mã cổ phiếu FPT, PTC, ST8, TNA… cũng có đà tăng nhẹ từ 200 đồng/CP đến 500 đồng/CP, sau nhiều phiên đảo chiều được giới chuyên môn đánh giá là do ảnh hưởng của bầu cử tại Mỹ.

Ấn tượng hơn, ở nhóm thủy sản cổ phiếu Vĩnh Hoàn Corp (VHC) sau 5 phiên giảm giá liên tiếp và 1 phiên đứng giá thì bất ngờ tăng giá dù không nhiều. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10.11, cổ phiếu VHC ở mức 52.500 đồng/CP, tăng 200 đồng/CP so với phiên trước đó.

Cổ phiếu Hùng Vương (HVG) cũng tăng 320 đồng/CP sau 2 phiên rớt giá, đạt mức 9.920 đồng/CP. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng của mã cổ phiếu này sau thời điểm tụt giá liên tục từ cuối tháng 10 ở mức 11.100 đồng/CP.

Tuy nhiên, với nhóm giày da thì sự kiện Trump đắc cử tổng thống Mỹ lại khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại bởi trước đó trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama, đàm phán TPP đã đạt được những thỏa thuận về dệt may mà Việt Nam đặt ra.

“Đàm phán dệt may là một trong những nội dung chính được quan tâm nhiều nhất trong thương mại hàng hóa của TPP. Mỹ hiện nay vẫn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam nên việc không được thông qua TPP chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn”, đại diện của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), nhận định.

Chuyên gia này phân tích, nếu không có TPP, các sản xuất dệt may Việt Nam tiếp tục phải chịu mức thuế 17% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Còn với TPP, mức thuế này sẽ giảm về 0%. Với kỳ vọng xuất khẩu dệt may sẽ tăng trưởng bền vững, cả đầu tư trong nước và nước ngoài đang bắt đầu gia tăng đầu tư với kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các ưu đãi, cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ…

Được biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong 9 tháng qua đạt 8,64 tỷ USD, tăng 3,7%.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/kinh-te/co-phieu-lot-bang-phong-than-van-tang-gia-truoc-hieu-ung-trump-722165.html