Cơ cấu tổ chức: Từng bước hoàn thiện

Năm 2004, với mục đích cải thiện cơ cấu hành chính của Quốc hội Cộng hòa, Luật Tổ chức Quốc hội (Lei Orgânica da Assembleia da República de Moçambique, 2004) đã được ban hành, theo đó việc quản lý Quốc hội được giao cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường trực và Tổng Thư ký (Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội).

Hai chức năng cơ bản
Vài nét về Cộng hòa Mozambique

Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội là nhân vật đứng thứ hai trong hệ thống phân cấp nhà nước của Cộng hòa Mozambique. Chủ tịch Quốc hội là người thay thế Tổng thống Cộng hòa trong trường hợp Tổng thống vắng mặt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe khiến không đủ năng lực hành vi. Hiến pháp năm 2002 cũng nghiêm cấm việc Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống đồng thời vắng mặt ở quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội có toàn quyền triệu tập Quốc hội; đồng thời chịu trách nhiệm bảo đảm mọi chỉ thị của Quốc hội được tôn trọng, ký tất cả các đạo luật đã được Quốc hội thông qua và đại diện cho Quốc hội ở cả quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, và không kém phần quan trọng, chức năng của Chủ tịch Quốc hội là thúc đẩy mối quan hệ của Quốc hội với các tổ chức nhà nước còn lại và với các Hội đồng địa phương mới được bầu.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội giám sát việc điều hành, quản lý tài chính và tài sản của Quốc hội; có thể ủy quyền cho Tổng Thư ký Quốc hội các hoạt động quản lý hàng ngày trong các vấn đề như tuyển dụng cán bộ. Hơn nữa, Chủ tịch cũng chịu trách nhiệm về an ninh của tất cả các tòa nhà Quốc hội.

Ủy ban Thường trực

Ủy ban Thường trực là cơ quan điều phối toàn bộ Quốc hội, chịu trách nhiệm thiết lập chương trình nghị sự toàn thể và lịch hoạt động của Quốc hội, quyết định việc thành lập các lực lượng đặc nhiệm, điều phối quan hệ với các tổ chức nhà nước khác, quản lý ngân sách và dịch vụ của Quốc hội. Ủy ban Thường trực được bầu vào đầu mỗi nhiệm kỳ, gồm 15 đại biểu, Chủ tịch và một phó chủ tịch từ mỗi đảng phái chính trị. Các ghế còn lại được phân bổ theo tỷ lệ của các đảng trong Quốc hội.

Năm 2004, với mục tiêu cải thiện cơ cấu quản lý của Quốc hội, Luật Tổ chức đã được ban hành, theo đó việc quản lý Quốc hội được giao cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường trực và Tổng Thư ký (Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội 2004). Luật thành lập một cơ quan hành chính và tham vấn, chịu trách nhiệm về các hoạt động hành chính và dịch vụ của Quốc hội, đứng đầu là Tổng Thư ký. Tổng Thư ký do Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm, với yêu cầu ứng cử viên cho chức vụ này phải là công chức nhà nước có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm.

Một phiên họp toàn thể của Quốc hội

Một phiên họp toàn thể của Quốc hội

Đại biểu

Nhân viên Quốc hội

Cuối năm 2004, Luật Tổ chức về cơ cấu cán bộ được thông qua. Kể từ đó, Quốc hội được trao quyền vô hạn trong việc quản lý và tuyển dụng nhân viên của mình. Cán bộ có quyền lợi của công chức, nhưng họ chỉ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Quốc hội.

Lãnh đạo các bộ phận được trao cho những cá nhân có năng lực, và những cán bộ chủ chốt này tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế trên lục địa hoặc trong các thỏa thuận song phương (chủ yếu với Brazil, Bồ Đào Nha, Cape Verde và Nam Phi).

Quốc hội nước Cộng hòa gồm 250 ghế mà các thành viên được bầu trong 5 năm theo danh sách tỷ lệ bỏ phiếu trong 11 khu vực bầu cử đa thành viên từ 12 đến 50 ghế tương ứng với các tỉnh của đất nước theo dân số của họ. Trong tổng số, có hai ghế được bầu một cách đặc biệt bằng cách bỏ phiếu trước giờ chót bởi cộng đồng người Mozambique, ở hai khu vực bầu cử, một khu vực bao gồm phần còn lại của châu Phi và phần còn lại của thế giới. Cuộc bỏ phiếu diễn ra thông qua danh sách kín và kết quả phiếu bầu được phân phối vào các ghế theo phương pháp Hondt cho tất cả các danh sách vượt quá ngưỡng bầu cử 5%. Sau khi trúng cử, mỗi đại biểu sẽ đại diện cho toàn bộ đất nước chứ không chỉ riêng khu vực bầu cử mà người đó được bầu (Điều 168, Hiến pháp 2004).

Trong trường hợp bị đình chỉ, từ chức hoặc vắng mặt chính đáng, đại biểu sẽ bị thay thế, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong trường hợp thay thế, đại biểu sẽ được thay thế bằng ứng cử viên tiếp theo trong danh sách đảng viên. Khi hoặc nếu đại biểu trở lại Quốc hội, chức năng của người thay thế chấm dứt. Thông thường, việc đình chỉ xảy ra khi các đại biểu được bổ nhiệm làm thành viên chính phủ, như trường hợp của 14 đại biểu thuộc đảng FRELIMO đã được thay thế vào tháng 2.2005 sau khi được bổ nhiệm giữ các vị trí tại cơ quan hành pháp.

Hiến pháp cũng yêu cầu các đại biểu Quốc hội không được kiêm nhiệm các vị trí khác như thẩm phán, nhà ngoại giao chuyên nghiệp, một vị trí trong cơ quan thực thi pháp luật (cảnh sát hoặc quân đội), thống đốc tỉnh, thành viên cơ quan hành chính huyện hoặc thành viên hội đồng thành phố (Điều 171, Hiến pháp 2004).

Để có thể ứng cử đại biểu Quốc hội, một người phải trên 18 tuổi và được đưa vào một trong các danh sách ứng cử viên của các đảng, vì chỉ các đảng chính trị mới được phép tranh cử tại các cuộc bầu cử lập pháp. Danh sách đảng có thể bao gồm các cá nhân độc lập để thay thế cho các đảng viên. Cho đến gần đây, Luật Bầu cử đưa ra một ràng buộc pháp lý quy định một đảng phải giành được tối thiểu 5% số phiếu bầu mới có thể có ghế trong Quốc hội.

Theo quy định của Hiến pháp, các đại biểu Quốc hội Mozambique được trao sáng quyền lập pháp; tuy nhiên, điều này ít được áp dụng trên thực tế do kỷ luật nghiêm minh của đảng và sự phụ thuộc của đại biểu đối với đảng của họ.

Về nguồn lực cơ sở hạ tầng dành cho các đại biểu, không có nhiều ngoài các không gian chung ở Quốc hội. Các đại biểu không có văn phòng hoặc bất kỳ cơ sở hành chính nào ở Quốc hội hoặc ở các tỉnh.

Lương của các đại biểu không được xác định bởi một luật cụ thể. Thay vào đó, những điều này được đưa vào “Norma de executive interna” (Tiêu chuẩn điều hành nội bộ), được cập nhật hàng năm phù hợp với mức tăng lương quốc gia. Mức lương của các đại biểu cho năm 2007 là 46.000 MTN (1.750 USD). Mức lương tối thiểu quốc gia là 1.443 MTN (55 USD).

Các ủy ban làm việc

Quốc hội Mozambique có 8 ủy ban làm việc. Mỗi ủy ban phụ trách nhiều hơn một lĩnh vực chính sách, bao gồm: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Về các vấn đề xã hội, giới và môi trường; Ủy ban Nông nghiệp, Phát triển vùng, Hành chính công và Chính quyền địa phương; Ủy ban Kinh tế và Dịch vụ; Ủy ban Quốc phòng và Trật tự công cộng; Ủy ban Quan hệ Quốc tế; Ủy ban Các vấn đề Tư pháp, Nhân quyền và Pháp luật; Ủy ban Dân nguyện.

Do phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi ủy ban có một phòng họp và một phòng hỗ trợ. Các thành viên và ban lãnh đạo của ủy ban chia sẻ phòng hỗ trợ. Có ba trợ lý cho mỗi ủy ban, hầu hết trong số họ có trình độ đại học.

Các cuộc họp của ủy ban công tác diễn ra trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội. Trong thời gian này, các ủy ban họp mỗi tuần một lần, vào các ngày thứ hai. Vì mỗi kỳ họp kéo dài trung bình 45 ngày nên các ủy ban làm việc bao gồm khoảng 6 ngày làm việc mỗi phiên.

Mỗi ủy ban bao gồm 15 thành viên chính thức và 5 thành viên dự bị. Một đại biểu không được phép là thành viên của nhiều hơn hai ủy ban. Số lượng thành viên và số lượng ghế chủ tịch các ủy ban được phân bổ theo tỷ lệ số ghế của mỗi nhóm đại biểu trong Quốc hội. Vai trò của các ủy ban công tác đã được nâng cao đáng kể từ năm 2001 với các lệnh thường vụ sửa đổi, điều này đã trao cho các ủy ban vai trò chủ yếu là tranh luận và khởi tạo luật.

Quá trình phân bổ ghế của ủy ban cho các đảng được dựa trên tỷ lệ ghế của mỗi đảng chính trị trong Quốc hội. Chỉ có 120 trong số 250 đại biểu là thành viên của các ủy ban công tác. Việc trở thành thành viên của một ủy ban công tác được coi là một thành tựu quan trọng đối với cá nhân đại biểu, đối với các chính đảng và các nhân viên của Quốc hội.

(Theo tài liệu của EISA - Tổ chức thúc đẩy bầu cử và quản trị dân chủ châu Phi)

Đạt Quốc

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/co-cau-to-chuc-tung-buoc-hoan-thien-i292243/