Chúng ta là gì giữa vũ trụ bao la này? P3: Dải Ngân Hà nhìn ra sao trong vũ trụ?

Trái Đất chỉ là chấm nhỏ của Hệ mặt trời, Hệ mặt trời cũng chỉ là chấm nhỏ của Ngân Hà, Ngân hà là gì so với vũ trụ?

Hãy quan sát bức hình này, Milky Way sẽ trở thành anh chàng còi cọc như thế nào khi đứng trước đại Ngân Hà IC 1101 (cách Trái Đất 350 triệu năm áng sáng).

Bức ảnh này được chụp bởi kính thiên văn Hubble. Có hàng nghìn, hàng nghìn Thiên Hà khác nhau. Trong mỗi thiên hà lại chứa hàng triệu Ngôi Sao và các Hành Tinh của chúng.

Còn đây là thiên hà UDF 423. Cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng. Khi nhìn vào bức ảnh này thì bạn đang nhìn về hàng tỷ năm trong quá khứ.

Một số thiên hà khác được cho là đã hình thành chỉ vài trăm triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang.

Và hãy luôn nhớ rằng đây chỉ là 1 phần nhỏ, rất nhỏ của Vũ Trụ. Một phần không đáng kể của bầu trời đêm.

Sau đây là quái vật của Vũ Trụ. Hãy đoán xem nó là gì? – Đây là kích thước của một Lỗ Đen (Black Hole) so với quỹ đạo của Trái Đất. Đã sợ chưa nào?

Tổng kết lại, chúng ta hãy làm một vòng tổng quát về kích thước. Bắt đầu từ Trái Đất…

Đây là "nhà" của chúng ta.

Hệ Mặt Trời được phóng xa hơn khi lấy Trái Đất làm chuẩn.

Và phóng xa hơn một chút nữa với hình ảnh của các hệ sao lân cận.

Xa hơn nữa là Ngân Hà Milky Way.

Tiếp tục phóng xa hơn …

Xa hơn một chút nữa …

Sắp đến đích rồi... (đa tạ trời phật!)

Và cuối cùng là đây. một phần Vũ Trụ mà con người có thể quan sát được. Chúng ta chỉ như một con kiến nhỏ trong một cái bình khổng lồ.

Quỳnh Dao (tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/anh/chung-ta-la-gi-giua-vu-tru-bao-la-nay-p3-dai-ngan-ha-nhin-ra-sao-trong-vu-tru-164978/