Chùm những bức ảnh vào chung kết cuộc thi động vật hoang dã 2023

Kết quả của cuộc thi nhiếp ảnh động vật hoang dã quốc tế The Big Picture 2023 đã được công bố.

Giải nhất thuộc về người Mỹ tên là Corey Arnold. Anh đã chụp được một con gấu xám Bắc Mỹ ở sân sau của mình ở Bắc Carolina.

Ở hạng mục ảnh về sinh vật biển, tác phẩm chụp nhím biển của nhiếp ảnh gia Kate Violet đã giành chiến thắng.

Ở hạng mục động vật trên cạn, bức ảnh đẹp nhất mô tả cuộc xung đột giữa mèo Pallas và báo tuyết, do nhiếp ảnh gia Donglin Zhou chụp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Đàn cò đến từ Hạ Môn (Trung Quốc) đã mang về chiến thắng ở hạng mục "Chim" cho nhiếp ảnh gia Lin Xiaoping.

Bức ảnh một bác sĩ thú y bế một chú gấu túi mồ côi 4 tháng tuổi tên Maud đã mang về cho Douglas Gimsey chiến thắng trong đề cử "Con người/Thiên nhiên".

Cá voi sát thủ ở vùng biển Na Uy lọt vào ống kính của Andy Schmid.

Cá hồng lưng gù (Lutjanus gibbus) tung tăng trong vùng nước có đảo san hô ở quần đảo Tuamotu, Polynesia. Bức ảnh của Renee Capozzola.

Không dễ để chụp ảnh một con khỉ đột núi con một tuần tuổi, nhưng Tomáš Špiele đã thành công, bất chấp sự nghi ngờ của cha mẹ nó.

Bức ảnh: "Gấu nâu đi trên mây" ở Công viên quốc gia hồ Clark ở Alaska của nhiếp ảnh gia Torey Hilley.

Những chú khỉ (Nasalis larvatus) ôm nhau theo cách rất giống con người sau khi con này cứu con kia rơi từ trên cây xuống. Ảnh: Daniel Valverde.

Sâu bướm Gynaephora groenlandica nổi tiếng vì có thể chịu được nhiệt độ thấp tới -70 độ C, vòng đời thành sâu bướm của nó lên tới 14 năm. Ảnh: /Audun Rikardsen.

Chim hải âu Đại Tây Dương (Fratercula arctica) được coi là một trong những loài chim ăn ảnh nhất hành tinh. Ảnh: Shane Kalyn.

Bức ảnh mà nhiếp ảnh gia Kurt Jay Bertels mất rất nhiều công sức mới chụp được ở đảo Síp.

Đây không phải là cảnh quay trong một bộ phim kinh dị, mà chỉ là một đám cỏ rong biển bị thủy triều cuốn đi vào Đại Tây Dương từ bờ biển Na Uy. Ảnh: Audun Rikardsen.

Loại nấm đặc hữu của New Zealand (Armillaria novae-zelandiae) này có màu sắc hấp dẫn và gây chết cây trồng mà nó thường định cư. Ảnh: Liu Yang.

Đom đóm Himebotaru chỉ sống ở Nhật Bản, nơi chúng từ lâu đã trở thành hình mẫu yêu thích của các nhiếp ảnh gia địa phương. Ảnh: Kazuaki Koseki.

Một tình nguyện viên người Congo gần gũi với 2 con tinh tinh con (Pan troglodytes) được giải cứu như thể chúng là con ruột của cô ấy. Ảnh: Marcus Westberg.CMS_BREAK_TA

Hải Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/chum-nhung-buc-anh-vao-chung-ket-cuoc-thi-dong-vat-hoang-da-2023-post643447.html