Chim 'ứa máu' giữa ngực và những loài chim độc lạ

Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài chim có vẻ ngoài khác lạ, thậm chí kỳ quái khiến mọi người bất ngờ. Trong số này, nổi bật là chim bồ câu Luzon, chim Christmas...

Loài chim bồ câu Luzon hay còn gọi loài chim có "trái tim chảy máu" ở ngực (tên khoa học Gallicolumba luzonica) là loài đặc hữu ở đảo Luzon ở Philippines. Loài chim có vẻ ngoài khác lạ này khá nhút nhát, sống ở rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh.

Loài chim bồ câu Luzon được nhìn thấy ở các độ cao khác nhau từ mực nước biển lên đến 1.400m. Loài này gây ấn tượng với bộ ngực trắng có một mảng màu đỏ tươi giống như vết thương đang chảy máu. Phần lông màu đỏ nhạt kéo dài xuống bụng làm tăng thêm ảo giác máu đang chảy xuống phía ngực của bồ câu.

Chim bồ câu Luzon có đuôi ngắn, chân dài, và đôi cánh màu xám xanh nhạt, đầu có những chiếc lông màu đen nhưng vì lông óng ánh nên trông nó giống màu tím, xanh lá cây, màu sắc thay đổi theo điều kiện ánh sáng. Chim đực có vệt lông màu đỏ sáng hơn. Khi tán tỉnh, nó phồng ngực lên để khoe đốm đỏ nổi bật, quyến rũ con cái.

Chim Christmas là một trong những loài chim có vẻ ngoài khác lạ nhất trên Trái đất. Sở dĩ chúng có tên như vậy là vì được tìm thấy trên Đảo Christmas ở Ấn Độ Dương.

Người dân bản địa gọi loài chim Christmas là "cướp biển" xuất phát từ việc chúng chuyên ăn cắp thức ăn từ những con chim khác.

Theo các chuyên gia, loài chim Christmas thường sống theo cặp. Trong đó, con đực có cổ họng dạng túi màu đỏ đặc trưng, vô cùng nổi bật.

Chim mỏ sừng là loài ăn tạp, có thể ăn trái cây, côn trùng và thậm chí cả động vật cỡ nhỏ. Loài chim này có nhiều đặc điểm "lạ" bao gồm lưỡi ngắn.

Với chiếc lưỡi khá ngắn, chúng không thể nuốt thức ăn mà phải tự quăng sâu vào cổ họng rồi nuốt chửng.

Hai đặc điểm khác thường tiếp theo của loài chim mỏ sừng đó là chúng có mi mắt và chiếc mỏ lớn hơn rất nhiều so với kích thước cơ thể.

Kền kền khoang cổ có tên khoa học là Andean Condor và là một trong những loài chim ăn thịt xác thối nhất thế giới. Chúng có ngoại hình khá độc, dị với một đám lông màu trắng bao quanh phần dưới của cổ. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở con đực.

Loài kền kền khoang cổ thường làm tổ ở độ cao lên tới 5.000m, trên các gờ đá không thể tiếp cận theo cách thông thường.

Những con kền kền khoang cổ 2 năm mới đẻ 1 quả trứng và thời gian ấp kéo dài từ 54 - 58 ngày. Thêm nữa, chúng có tên trong danh sách những loài chim thọ nhất trên thế giới khi có thể sống tới 70 năm.

Mời độc giả xem video: Ngỡ ngàng loài chim ngủ đến hơn 10.000 lần mỗi ngày.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/chim-ua-mau-giua-nguc-va-nhung-loai-chim-doc-la-1971433.html