Chế độ ăn giúp người bệnh thủy đậu nhanh hồi phục

Trong thời gian bị thủy đậu, việc tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và kiểm soát các triệu chứng.

NỘI DUNG

I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi mắc bệnh thủy đậu

II. Các dưỡng chất cần thiết cho người mắc thủy đậu

III. Khuyến nghị chung về chế độ ăn uống cho bệnh nhân thủy đậu

I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi mắc bệnh thủy đậu

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị thủy đậu.

1. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại virus thủy đậu hiệu quả và phục hồi nhanh hơn.

2. Giảm triệu chứng của bệnh thủy đậu

Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để chống lại virus và sửa chữa các mô bị tổn thương. Một số thực phẩm giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của thủy đậu như:

Sốt: Uống nhiều nước, nước trái cây, canh để hạ sốt và bù nước.
Ngứa: Ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt chuông,... có thể giúp giảm ngứa.
Đau miệng: Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua,... để giảm đau rát khi nuốt.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị thủy đậu.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị thủy đậu.

3. Thúc đẩy quá trình lành da

Chế độ ăn giàu protein và vitamin C, A, E giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo da, thúc đẩy quá trình lành các nốt thủy đậu.

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm các triệu chứng như lở miệng và khó chịu khi nuốt.

4. Ngăn ngừa biến chứng

Chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các biến chứng do thủy đậu gây ra như nhiễm trùng da, viêm phổi,...

II. Các dưỡng chất cần thiết cho người mắc thủy đậu

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như nước, vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein, chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống khi bị thủy đậu giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

1. Protein

Protein rất quan trọng cho việc sửa chữa và bảo trì các mô. Protein cung cấp nguyên liệu cho cơ thể sửa chữa và tái tạo các mô bị tổn thương, đặc biệt là da. Protein cũng giúp cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Người bệnh thủy đậu nên chọn các thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, cá, trứng, sữa chua và các loại đậu giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

Người bệnh thủy đậu nên chọn các thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, cá, trứng, sữa chua,...

Người bệnh thủy đậu nên chọn các thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, cá, trứng, sữa chua,...

2. Chất béo lành mạnh

Cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ vitamin, giúp da mềm mại. Nên chọn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt,...

3. Chất xơ

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tái tạo da, giảm ngứa rát. Nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, chuối, khoai lang,...

4. Vitamin và khoáng chất

Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tái tạo da, giảm ngứa rát. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo sản sinh collagen ngăn ngừa sẹo lõm.
Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành da, bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Vitamin E: Chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tổn thương do virus, giảm viêm.
Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tái tạo da, giúp vết thương mau lành.
Magie: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, hỗ trợ ngủ ngon.
Kali: Giúp cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, hỗ trợ chức năng tim mạch.

5. Nước

Khi bị thủy đậu cần uống nhiều nước lọc, nước trái cây, canh súp để thanh lọc cơ thể, hạ sốt, bù nước do sốt và ra mồ hôi. Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi.

III. Khuyến nghị chung về chế độ ăn uống cho bệnh nhân thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị tốt có thể gây biến chứng. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý.

Các nốt ban do virus thủy đậu gây ra không chỉ bao phủ bên ngoài cơ thể mà còn ảnh hưởng đến bên trong lưỡi, miệng, cổ họng. Vì vậy, tốt nhất nên tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng thêm cho những tổn thương miệng này, chẳng hạn như thức ăn cay, chua, mặn, cứng, giòn.

Thực hiện chế độ ăn nhẹ, dễ dung nạp là một cách để đảm bảo cho người bệnh thủy đậu luôn đủ nước, đủ dinh dưỡng trong khi chiến đấu với virus thủy đậu.

Theo ThS.BS. Phạm Đức Thắng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh:

Các nốt ban kiểu bóng nước do thủy đậu có thể mọc cả trong miệng khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Do đó, người bệnh nên ăn các món ăn mềm, dễ nuốt nhưng đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt và không gây kích ứng vết loét. Lựa chọn thực phẩm có vị nhạt và mát để tiêu thụ dễ dàng hơn, ví dụ:

Khoai tây nghiền
Khoai lang
Trứng bác
Rau nấu chín mềm hoặc hấp
Nước sốt táo
Sữa chua
Phô mai tươi
Cá hoặc gà nấu chín kỹ

Người bệnh thủy đậu cần ưu tiên các thực phẩm

Trái cây và rau quả: Nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại giàu vitamin C. Vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và có thể rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Chọn các loại trái cây không có tính acid như: chuối, dưa hấu, dưa lưới, quả mọng, quả đào,... Các loại rau giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ như bông cải xanh, rau chân vịt, rau ngót, cải xoăn, khoai tây, dưa leo, cà rốt, bí đỏ...

Thực phẩm giàu protein: Chọn nguồn protein nạc như thịt gà hoặc cá nấu chín không da, đậu hũ, các loại đậu đỗ, đậu lăng...

Chất béo lành mạnh: Nên bao gồm chất béo lành mạnh từ các nguồn như quả bơ, các loại hạt chế biến mềm hoặc nấu thành sữa thực vật, dầu oliu,...

Người mắc thủy đậu nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua,... để giảm đau rát khi nuốt. Ảnh minh họa.

Người mắc thủy đậu nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua,... để giảm đau rát khi nuốt. Ảnh minh họa.

Các thực phẩm người bệnh thủy đậu cần tránh

Thức ăn cay: Thức ăn cay có thể gây kích ứng vết loét miệng và khiến tình trạng khó chịu trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm có tính acid: Trái cây họ cam quýt, cà chua và rau muối có thể gây kích ứng vết loét miệng.

Đồ ăn mặn: Đồ ăn mặn có thể khiến bạn khát nước hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn mặn.

Thực phẩm giòn: Thực phẩm giòn như bánh quy giòn hoặc khoai tây chiên có thể gây khó chịu khi bị loét miệng.

Thực phẩm có đường: Mặc dù thực phẩm có đường thường hấp dẫn nhưng chúng sẽ góp phần gây viêm.

Giữ nước là cần thiết

Giữ nước là một phần quan trọng không kém trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và giữ cơ thể mát mẻ.

Một số đồ uống dưỡng ẩm bao gồm: nước lọc, nước dừa, trà thảo dược, đồ uống có chất điện giải,...

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi khi bị thủy đậu. Thực hiện theo những lời khuyên trên có thể giúp cơ thể chống lại virus, giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành da nhanh hơn. Trên đây là hướng dẫn chung và nhu cầu của từng cá nhân có thể khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Không tự ý bổ sung vitamin, khoáng chất vì có thể làm bệnh nặng hơn do dùng sai cách.

Thiên Châu

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-giup-nguoi-benh-thuy-dau-nhanh-hoi-phuc-169240515163158701.htm