Chất lượng tài sản đang có sự phân hóa lớn giữa các nhóm ngân hàng

Các khoản mục tài sản bị nghi là nơi ẩn nấp của nợ xấu trên bảng cân đối kế toán tại 10 ngân hàng lớn ở mức thấp, ngoại trừ Sacombank ở mức khá cao đối với nhiều ngân hàng nhỏ.

Thống kê số liệu báo cáo tài chính các ngân hàng cho thấy, ở khoản mục tài sản có khác trên bảng cân đối chỉ tính riêng khoản “phải thu lãi và phí” và khoản “phải thu khác” so với tổng tài sản của các ngân hàng trong hệ thống có sự phân hóa cao.

Tỷ lệ phải thu lãi và phí/tổng tài sản và tỷ lệ phải thu khác/tổng tài sản bình quân ở các ngân hàng vừa và nhỏ đạt mức lần lượt 5,1% và 3,9% vào cuối tháng 6/2016. Các ngân hàng có 2 chỉ tiêu nói trên vượt mức bình quân như VietA Bank, LienVietPost Bank.

Trong khi đó, ở nhóm 10 ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SHB, MBB, Sacombank , ACB, VIB, VPBank, Eximbank đạt mức bình quân 1,8% cho chỉ tiêu phải thu lãi và phí/tổng tài sản và 1,48% cho chỉ tiêu phải thu khác/tổng tài sản.

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các ngân hàng

Ở chỉ tiêu tỷ lệ lãi, phí phải thu/tổng tài sản có 7 ngân hàng thấp hơn mức bình quân 1,8% tương đối do ảnh hưởng của Sacombank và SHB. Trong khi chỉ tiêu phải thu khác/tổng tài sản có 6 ngân hàng thấp hơn mức bình quân 1,48% do ảnh hưởng của Sacombank, MBB.

Các ngân hàng nhỏ như KienlongBank hay OCB mặc dù có chỉ tiêu đánh giá tài sản khác/tổng tài sản thấp hơn mức bình quân của nhóm thì vẫn ở mức cao so với các ngân hàng lớn, như tỷ lệ lãi, phí phải thu/tổng tài sản của KienlongBank 2,5% (tháng 9/2016); tỷ lệ phải thu khác/tổng tài sản của OCB là 2,6% (tháng 6/2016).

Hồng Quân

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/chat-luong-tai-san-dang-co-su-phan-hoa-lon-giua-cac-nhom-ngan-hang-2588764.html