Cây thân gỗ dùng làm quần áo, chăn ở Việt Nam nhưng độc tính cực mạnh

Cây sui có nhiều ở Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khá nhiều ở các vùng núi.

Cây sui là cây gỗ với gốc to và có thể đạt đến chiều cao 30m, lá mọc đối xứng với cuống lá dài 8-10cm

Quả cây sui có chiều dài 18 mm dày khoảng 12 mm cho ra hạt sui hình trứng, dài 13 mm, rộng 8 mm

Ở một số nơi, nhiều người lấy vỏ cây băm nhỏ để thu lấy nhựa cây

Nhựa này cực kỳ độc, dùng tẩm mũi tên để săn bắt thú rừng

Chính vì thế, cây sui còn được gọi là "cây mũi tên độc"

Chất độc có khả năng tấn công vào tim, khiến tim ngừng đập, tắc thở và tử vong

Nếu không may, nhựa cây bắn vào mắt thì gây mù mắt ngay lập tức

Qua nghiên cứu, dùng nhựa cây tiêm dưới da đối với chó thực nghiệm nhận thấy chó có dấu hiệu nôn mửa, thở nhanh, co quắp rồi chết, khó nhọc,…

Trong khi đó, sử dụng nhựa cây lên da có thể gây kích ứng da nghiêm trọng

Tuy cây rất độc nhưng thân cây nhiều chất xơ, thường được dùng để làm quần áo, chăn bởi tính chất giữ ấm rất tốt

Do có nhiều đặc tính hóa học nên trong y học, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng để sản xuất các loại thuốc hạ sốt, trợ tim, huyết áp...

Đặc biệt, hạt cây sui được dùng để điều chế thuốc điều trị hạ sốt vô cùng hiệu quả

Một cây sui cổ thụ khổng lồ - cây sui Diên Tràng ở huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ảnh: TP

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cay-than-go-dung-lam-quan-ao-chan-o-viet-nam-nhung-doc-tinh-cuc-manh-post569380.antd