Canh bạc giúp Virgin Music thành công ty có tiếng trong ngành thu âm

'Với một người ngoài cuộc thì đây giống như một canh bạc lớn. Nếu việc bán đĩa nhạc 'Tubular Bells' thất bại thì Virgin Music cũng sẽ phá sản', tỷ phú Richard Branson kể lại.

Chúng tôi không biết phải đề nghị với Mike Oldfield ký loại hợp đồng như thế nào vì anh ấy là nghệ sĩ đầu tiên chúng tôi ký hợp đồng. Luckily, Sandy Denny, những người trước đây đã hát cùng Fairport Convention thì nay cũng đã đi hát đơn và gần đây đã thu đĩa tại Manor. […]

Theo hợp đồng đó, Mike sẽ làm 10 album cho Virgin Music và sẽ nhận khoản tiền cát sê tương đương với 5% trên tổng số 90% tiền doanh thu bán đĩa nhạc (10% còn lại trả cho công ty thu đĩa để chi trả cho các khoản chi phí đóng gói và tiền bù vào các sản phẩm bị hư hại).

Vì Mike không có tiền nên chúng tôi đã đề nghị anh ấy mức lương chuẩn của Virgin, theo đó chúng tôi kiếm được tất cả là 20 bảng mỗi tuần, và rồi chúng tôi sẽ khấu trừ các khoản tiền phát sinh nếu có. […]

Suốt mùa đông năm 1972 và mùa xuân năm 1973, Mike Oldfield sống tại Manor và thu đĩa Tubular Bells. Tôi nghĩ đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời anh ấy. Anh ấy sống ở đó cùng Tom Newman, người luôn bị ám ảnh bởi công nghệ thu đĩa, và họ có thể cùng nhau sửa lại các bản nhạc. Mundy vẫn sống ở đó. […]

Richard Branson và Mike Oldfield. Nguồn: Virgin.

Cuối cùng thì Tubular Bells cũng được hoàn thành và sẵn sàng phát hành vào tháng 5/1973. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang sở hữu một thứ gì đó lạ thường trong tay khi chúng tôi bắt đầu phát hành album nhạc Tubular Bells ra thị trường.

Simon mang bản thu âm của Tubular Bells tham dự hội nghị những người bán hàng của Island Records, hãng sẽ phát hành album. Mọi người tập trung trong một phòng hội nghị lớn tại một khách sạn gần Birmingham. Họ đã nghe nhạc hàng giờ đồng hồ. Những người có mặt tại đây đều đã nghe Tubular Bells trước đó.

Simon bật băng Tubular Bells lên và họ nghe trọn vẹn một mặt băng của album nhạc này. Một tràng pháo tay rộ lên khi mặt băng kết thúc. Đây là hội nghị bán hàng đầu tiên của Simon và vì vậy anh không hề biết rằng điều này theo tiền lệ chưa từng xảy ra. Anh không bao giờ được nghe thấy lại một lần nào nữa về một khán phòng đầy các doanh nhân đang ngồi trong trạng thái chán nản đã vỗ tay hoan nghênh một đĩa nhạc mới.

Vào ngày 25/5/1973, lần đầu tiên Virgin phát hành bốn album nhạc của mình, đó là: đĩa nhạc Tubular Bells của Mike Oldfield; Flying Teapot của Gong; Manor Live, một đĩa nhạc nén được Elkie Brooks thu tại Manor và The Faust Tapes của Faust, một ban nhạc của Đức.

Năm 1973 là một năm đặc biệt cho nhạc rock và nhạc pop. […] Chúng tôi phải chiến đấu vất vả để thu hút sự quan tâm của công chúng vào 4 đĩa nhạc đầu tiên của Virgin. Nhưng Tubular Bells đã thực sự đi vào tâm hưởng của mọi người: nó thực sự độc đáo và hoàn toàn mê hoặc người nghe. Mọi người say mê nghe nó và hát đi hát lại theo các bản nhạc trong đĩa nhạc này, vừa nghe nhạc vừa kinh ngạc bởi cách mà Mike đã kết hợp các âm điệu với nhau. [...]

Trong hai tuần đầu, doanh số bán của Tubular Bells rất tồi tệ. Sau đó, tôi mời John Peel tới Alberta để dùng bữa trưa. Chúng tôi quen biết nhau từ khi tôi phỏng vấn anh ấy cho tờ Student. Anh ấy cũng đã bắt đầu mở công ty Dandelion kinh doanh nhãn hiệu đĩa nhạc. Anh ấy cũng là người duy nhất chơi loại nhạc rock mạnh trên đài phát thanh, và chương trình của anh là cơ hội duy nhất để chúng tôi có thể phát đĩa nhạc Tubular Bells trên đài.

Tất cả chúng tôi ăn trưa tại Alberta và sau đó ngồi trên ghế sofa. Tôi bật Tubular Bells lên và anh ấy rất kinh ngạc. Cuối cùng anh ấy nói rằng: “Tôi chưa từng nghe đĩa nhạc nào như thế cả”.

Cuối tuần đó, khi tôi đang ngồi trên sàn của ngôi nhà thuyền cùng Mike Oldfied và tất cả các thành viên của Virgin, chúng tôi nghe thấy John Peel chia sẻ ngắn gọn trên đài phát thanh rằng: “Tối nay tôi sẽ không chơi các đĩa nhạc như bình thường, tôi sẽ chỉ chơi cho các bạn nghe một bản nhạc được một nhà soạn nhạc trẻ tên Mike Oldfield sáng tác. Đó là album đầu tiên của anh ấy và tên nó là Tubular Bells.

Trong đời, tôi chưa từng nghe bản nhạc nào như vậy cả. Album đó được Virgin phát hành. Đó là một thương hiệu thu âm mới và album nhạc này được thu tại phòng thu của Virgin tại Oxfordshire. Bạn sẽ không bao giờ quên được nó”. Với lời mở đầu của Peel, Tubular Bells được cất lên. […]

Cả ngày hôm sau, chuông điện thoại đặt hàng mua đĩa Tubular Bells từ các cửa hàng băng đĩa liên tục reo. Cũng như việc đột phá chọn chơi album Tubular Bells trong toàn bộ chương trình, John Peel đã bình luận về Tubular Bells trên tờ Listener: […]

Chúng tôi tổ chức một tua diễn khắp đất nước cho cả Gong và Faust nhưng vẫn lên kế hoạch tổ chức buổi hòa nhạc lớn cho bản nhạc Tubular Bells vào ngày 25/6. Tôi hy vọng buổi hòa nhạc này sẽ thu hút các nhà báo quốc gia đến tham dự để chứng kiến khoảnh khắc lên ngôi của âm nhạc. Chúng tôi đã biến buổi hòa nhạc Tubular Bells thành một sự kiện không thể quên được. […]

Danh tiếng nhanh chóng lan rộng và vào ngày 14/7, Tubular Bells giữ vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng các album nhạc được yêu thích nhất. Vào tháng tám năm đó, nó chiếm vị trí đầu bảng xếp hạng. Trong 15 năm tiếp theo, bất cứ khi nào Mike Oldfield ra đĩa nhạc mới thì nó đều lọt vào top 10 album nhạc hay nhất. Cuối cùng, Tubular Bells bán được hơn 13 triệu bản và đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng những album nhạc bán chạy nhất nước Anh. […]

Với một người ngoài cuộc thì đây giống như một canh bạc lớn. Nếu việc bán đĩa nhạc Tubular Bells thất bại thì Virgin Music cũng sẽ phá sản. [...]

Bản quyền sở hữu trí tuệ của album nhạc Tubular Bells là quyền thừa kế của chúng tôi, và chúng tôi quyết định sẽ phát triển dựa vào nó. Vì vậy, chúng tôi hạ thấp lời đề nghị của Island xuống và khẳng định rằng chúng tôi quả quyết hướng tới một thỏa thuận P&D. Họ sẽ chịu trách nhiệm in ấn và phân phối đĩa nhạc và chúng tôi sẽ trả cho họ từ 10 đến 15% cho việc đó. […]

Virgin Music như chú chim cu gáy được nuôi nấng trong tổ ấm của Island. Chúng tôi kiếm được lợi nhuận vượt xa so với giấc mơ của mình bởi doanh số bán ra của Tubular Bells nhanh chóng đạt giải bạc, rồi giải vàng, rồi giải bạch kim rồi gấp đôi giải bạch kim và sau đó đạt hơn một triệu bản bán ra. Chúng tôi trở thành một công ty có tiếng trong ngành thu âm và là đối thủ cạnh tranh của Island Records.

Richard Branson / Alpha Books - NXB Lao động

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-bac-giup-virgin-music-thanh-cong-ty-co-tieng-trong-nganh-thu-am-post1386763.html