Cần lữu trữ hồ sơ cây xanh, không thể cứ thích là thay

Theo các chuyên gia, cây già cỗi nhưng được chăm sóc đúng cách vẫn có thể giữ lại tạo cảnh quan, bởi giá trị khoa học của cây già cỗi, cổ thụ là rất lớn.

Cây già cỗi có ý nghĩa lớn, không thể "không thích là chặt bỏ"

Cho ý kiến về việc Hà Nội dự kiến thay thế toàn bộ cây già cỗi trong thành phố, PTS.TS Trần Hợp, nguyên Giảng viên khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQG TP HCM cho hay, cây cối có giá trị rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sinh thái. Cây cổ thụ còn có nhiều ý nghĩa về khoa học, đem lại không gian tươi mát, cảm hứng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

"Đường phố Hà Nội có rất nhiều cổ thụ đẹp. Nhiều tuyến đường nhờ có cây cổ thụ mà trở nên mát mẻ quanh năm. Việc cần làm là chăm sóc, kiểm tra định kỳ những cây này để bảo dưỡng chứ không phải là chặt bỏ", PGS.TS Trần Hợp nói.

Cây xanh làm đẹp đường phố Hà Nội.

Cây xanh làm đẹp đường phố Hà Nội.

Để các cây này an toàn, các công ty cây xanh nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh của cây để có biện pháp xử lý. Ngoài ra, phải chú ý đến tuổi của cây. Khi cây đã có tuổi (khoảng 20-30 năm) thì nhiều khả năng thân cây rỗng và rễ nông. Cây càng nhiều tuổi thì nguy cơ càng cao. Do đó cần kiểm tra thường xuyên, siêu âm rễ, thân để biết tình trạng cây, từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Mỗi khi xây dựng, cải tạo lại sân, công trình có cây to, cần đặc biệt lưu ý không chặt bỏ rễ cây, tránh nguy cơ gãy đổ.

Ông Nguyễn Nguyên Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục& truyền thông môi trường cho biết, năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông và các tác giả đã thực hiện cuốn Allat cổ thụ Hà Nội trong đó thống kê ghi rõ có bao nhiêu cây cổ thụ, đánh số từng cây, tình trạng như thế nào. Nó như bản đồ về cây xanh của Hà Nội với tình trạng sức khỏe của từng cây. Khi đó phải điều tra, lập sơ đồ lên, đánh số từng cây một. Rồi kiểm tra từng cây, đánh dấu cây nào sâu mọt, già yếu thì cho chặt trước đi. Chỉ cần nhìn vào bản đồ, người xem có thể biết được cây bồ đề 300 tuổi đang ở đâu, cây sao đen đang được phân bố ở địa bàn nào. Ngoài một bản đồ chung, mỗi một quận, huyện, sẽ có một bản đồ cây cổ thụ riêng.

Đặc biệt, kèm với bản đồ là những bức ảnh màu minh họa và bản thuyết minh về cây như tên cây, độ tuổi, độ cao, hoa nở mùa nào… xuất. Người đọc sẽ được tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử tâm linh của mỗi một cây, những mốc thời gian quan trọng mà cây đã trải qua trong suốt sự tồn tại và phát triển.

Nhưng đáng tiếc hiện nay việc hồ sơ lưu trữ các cây xanh đến thời điểm già cỗi chưa đảm bảo. Trong khi đó, bản thân cây xanh cũng có tuổi đời của nó và càng về già khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên giảm đi rất nhiều. Bởi vậy nhiều đô thị trên thế giới đã thực hiện lưu trữ các hồ sơ, dữ liệu về cây xanh từ lúc trồng cho đến hàng năm được cắt tỉa. "Việt Nam cũng cần thực hiện bài bản như vậy, không thể nói cứ không thích thì chặt bỏ", ông Cương nói.

Cây trồng trên phố phải có thân thẳng, tán đẹp

Theo các chuyên gia, chọn cây trồng trong đô thị, với phố nhỏ nên trồng bằng lăng, sưa trắng... là những cây rụng lá về mùa đông, khi rụng lá thì làm con phố sáng sủa. Cây không lớn, ra hoa đẹp, mùa xuân cho lá rất đẹp đến tận tháng 2. Con phố trung bình nên trồng cây sấu, muồng vàng yến, lát chẹo... Tuyến phố rộng hơn 3m trồng các loại cây sưa, sữa, ngọc lan, hoàng lan, long não, muồng, sao đen, trò chỉ, dầu nước, cây trẹo, cây sếu, cây nhội... Cây này thân thẳng, sống lâu năm, đường kính lớn.

Các tiêu chuẩn chọn cây đường phố nên là cây thân gỗ, có tán lá đẹp. Cây thường xanh, không thuộc loại rụng lá toàn phần, có thể thích nghi và phát triển tốt trong môi trường bị ô nhiễm. Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm, Cây không có hoa, trái, lá, mùi, nhựa gây độc hại. Cây không có hệ thống rễ ăn ngang, không thuộc loại dòn dễ gãy, không thu hút ruồi muỗi Phố nhỏ nên trồng bằng lăng, sưa trắng...là những cây rụng lá về mùa đông, khi rụng lá thì làm con phố sáng sủa. Cây không lớn, ra hoa đẹp, mùa xuân là nó ra lá rất đẹp cho đến tháng 2.

Con phố trung bình nên trồng cây sấu. Phố lớn nên trồng sao đen, trò chỉ, dầu nước, cây trẹo, cây sếu, cây nhội... Cây này thân thẳng, sống lâu năm, đường kính lớn. Thực tế trên những đường phố cũ của Hà Nội, có rất nhiều cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Khi những cây này bị trốc rễ thì cần phải trồng đan xen những cây tương tự, có tuổi thọ và đường kính lớn để thay thế dần những cây này.

Việc thay thế cây già cỗi cần được rà soát tổng thể, lên kế hoạch trồng loại cây gì, lấy ý kiến đánh giá của các nhà khoa học chứ không nên vội vàng.

Tô Hội

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-luu-tru-ho-so-cay-xanh-khong-the-cu-thich-la-thay-169221025165903953.htm