Căn hầm bí mật chứa hơn 2 tấn vũ khí giữa lòng TP Hồ Chí Minh

Hơn 2 tấn vũ khí, thuốc nổ, súng, đạn của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968 nằm dưới căn hầm bí mật giữa lòng TP Hồ Chí Minh.

Hình ảnh căn hầm bí mật chứa hơn 2 tấn vũ khí:

Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh có một căn hầm bí mật từng cất giấu hơn 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân (1968).

Ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh có một căn hầm bí mật từng cất giấu hơn 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân (1968).

Căn nhà rộng khoảng 35 m2 được ông Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) mua lại năm 1966 sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí của Biệt động Sài Gòn.

Căn nhà rộng khoảng 35 m2 được ông Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) mua lại năm 1966 sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí của Biệt động Sài Gòn.

Năm 1965, ông Trần Văn Lai vừa làm việc trên danh nghĩa thầu khoán tại Dinh Độc Lập, vừa hoạt động bí mật trong lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Năm 1965, ông Trần Văn Lai vừa làm việc trên danh nghĩa thầu khoán tại Dinh Độc Lập, vừa hoạt động bí mật trong lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Lối xuống hầm được ngụy trang như một sàn nhà bình thường, miệng hầm được đặt gần cầu thang, nắp có chốt vặn ở giữa để dùng khoen nhấc lên, dài 60 cm, rộng 40 cm.

Lối xuống hầm được ngụy trang như một sàn nhà bình thường, miệng hầm được đặt gần cầu thang, nắp có chốt vặn ở giữa để dùng khoen nhấc lên, dài 60 cm, rộng 40 cm.

Căn hầm là nơi cất giấu hơn 2 tấn vũ khí các loại.

Căn hầm là nơi cất giấu hơn 2 tấn vũ khí các loại.

Căn nhà nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cách Dinh Độc Lập gần 2 km.

Căn nhà nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cách Dinh Độc Lập gần 2 km.

Tất cả các hoạt động đào hầm, vận chuyển, cất giấu vũ khí... đều được giữ bí mật tuyệt đối.

Tất cả các hoạt động đào hầm, vận chuyển, cất giấu vũ khí... đều được giữ bí mật tuyệt đối.

Sau khi căn hầm được hoàn thành, vũ khí được vận chuyển về đây bằng cách giấu trong ván gỗ đục rỗng ruột, trong giỏ hoa, sọt trái cây…

Sau khi căn hầm được hoàn thành, vũ khí được vận chuyển về đây bằng cách giấu trong ván gỗ đục rỗng ruột, trong giỏ hoa, sọt trái cây…

Từ căn hầm này, đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, các chiến sĩ Biệt động đội 5 đã tập trung để nhận vũ khí thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội.

Từ căn hầm này, đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, các chiến sĩ Biệt động đội 5 đã tập trung để nhận vũ khí thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội.

Năm 1988, Di tích “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn" được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng ngày, di tích đón đông du khách đến tham quan.

Năm 1988, Di tích “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn" được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng ngày, di tích đón đông du khách đến tham quan.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/can-ham-bi-mat-chua-hon-2-tan-vu-khi-giua-long-tp-ho-chi-minh-20240516110523955.htm