Cận cảnh ba khẩu thần công 'Bảo quốc an dân Đại tướng quân' quý giá

Nhóm thợ lặn ở Hà Tĩnh phát hiện ba khẩu thần công 'Bảo quốc an dân Đại tướng quân' triều Nguyễn khi đang trục vớt chiếc tàu cổ dưới biển ở vùng đảo Mắt. Đây cũng là những khẩu thần công có kích thước vào loại lớn, có nhiều hoa văn trang trí bằng phương pháp đúc nổi công phu, tinh tế.

Theo Bảo tàng Hà Tĩnh, ba súng thần công mệnh danh Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân được nhóm ngư dân phát hiện vào tháng 8/2003, trong quá trình khai thác hải sản ở vùng biển gần đảo Mắt, cách Cửa Hội 35 km về phía đông.

Theo Bảo tàng Hà Tĩnh, ba súng thần công mệnh danh Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân được nhóm ngư dân phát hiện vào tháng 8/2003, trong quá trình khai thác hải sản ở vùng biển gần đảo Mắt, cách Cửa Hội 35 km về phía đông.

Nhóm ngư dân tìm thấy Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân khi đang trục vớt con tàu cổ bị đắm chìm dưới biển. Sau nhiều ngày, ngư dân đã trục vớt thành công, mỗi khẩu thần công nặng tới 1,3 tấn.

Nhóm ngư dân tìm thấy Bảo Quốc An Dân Đại Tướng Quân khi đang trục vớt con tàu cổ bị đắm chìm dưới biển. Sau nhiều ngày, ngư dân đã trục vớt thành công, mỗi khẩu thần công nặng tới 1,3 tấn.

Ba khẩu có màu nâu xám, mỗi khẩu dài 2,43 m, đường kính thân súng 40 cm, đường kính nòng súng 12 cm. Được đúc bằng đồng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) và mang tên “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Mặc dù bị chìm dưới đáy đại dương gần 200 năm nhưng nó vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn.

Ba khẩu có màu nâu xám, mỗi khẩu dài 2,43 m, đường kính thân súng 40 cm, đường kính nòng súng 12 cm. Được đúc bằng đồng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) và mang tên “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Mặc dù bị chìm dưới đáy đại dương gần 200 năm nhưng nó vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn.

Giữa thân súng là 2 quai hình rồng cách điệu được khảm bạc, gắn song song dọc thân súng. Hai tai súng hình trụ để gắn súng vào giá đỡ.

Giữa thân súng là 2 quai hình rồng cách điệu được khảm bạc, gắn song song dọc thân súng. Hai tai súng hình trụ để gắn súng vào giá đỡ.

Trên bề mặt có các dòng chữ Hán, được khảm bạc chìm, ghi kích thước, trọng lượng và cách sử dụng súng.

Trên bề mặt có các dòng chữ Hán, được khảm bạc chìm, ghi kích thước, trọng lượng và cách sử dụng súng.

Theo các tài liệu lịch sử, trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã cho đúc 269 khẩu thần công bằng đồng. Hiện ba khẩu “Bảo quốc an dân Đại tướng quân” đang được bảo quản tại Bảo tàng Hà Tĩnh.

Theo các tài liệu lịch sử, trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã cho đúc 269 khẩu thần công bằng đồng. Hiện ba khẩu “Bảo quốc an dân Đại tướng quân” đang được bảo quản tại Bảo tàng Hà Tĩnh.

Đây là ba khẩu thần công có đồ án trang trí hoa văn dày đặc với các đề tài truyền thống như cúc dây, rồng triều mặt nguyệt, đầu rồng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm trong đó đề tài cúc dây được trang trí nhiều nhất, tập trung ở trên tất cả các bề mặt súng từ đầu súng, thân súng đến đuôi súng.

Đây là ba khẩu thần công có đồ án trang trí hoa văn dày đặc với các đề tài truyền thống như cúc dây, rồng triều mặt nguyệt, đầu rồng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm trong đó đề tài cúc dây được trang trí nhiều nhất, tập trung ở trên tất cả các bề mặt súng từ đầu súng, thân súng đến đuôi súng.

Rồng ở đây bốn móng, đuôi xoắn cong dữ tợn theo phong cách thời Nguyễn. Phía trên bài minh văn trang trí hình lá đề. Trên hình lá đề có trang trí cúc dây và chấm tròn.

Rồng ở đây bốn móng, đuôi xoắn cong dữ tợn theo phong cách thời Nguyễn. Phía trên bài minh văn trang trí hình lá đề. Trên hình lá đề có trang trí cúc dây và chấm tròn.

Trước khi được trục vớt dưới biển lên, hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu thần công này đều được nạm bạc cầu kỳ và tinh tế. Nhưng sau khi được trục vớt lên, hai khẩu đã bị người dân bóc hết phần nạm bạc, khẩu còn lại vẫn còn một số hoa văn (ở phần đầu, thân và phần chữ Hán) được nạm bạc.

Trước khi được trục vớt dưới biển lên, hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu thần công này đều được nạm bạc cầu kỳ và tinh tế. Nhưng sau khi được trục vớt lên, hai khẩu đã bị người dân bóc hết phần nạm bạc, khẩu còn lại vẫn còn một số hoa văn (ở phần đầu, thân và phần chữ Hán) được nạm bạc.

Khẩu thần công là hiện vật độc bản mang cùng tên, cùng chất liệu, đúc cùng một năm, cùng một triều vua nhà Nguyễn, cùng kích thước hình dáng, trọng lượng, được phát hiện, sưu tầm cùng một năm. Đây là những khẩu thần công bằng đồng hiếm có, có giá trị nổi bật, tiêu biểu quốc gia vào loại bậc nhất, đúc dưới triều đại nhà Nguyễn và các triều đại phong kiến Việt Nam được lưu truyền cho đến ngày nay trong các bảo tàng ở nước ta hiện nay.

Khẩu thần công là hiện vật độc bản mang cùng tên, cùng chất liệu, đúc cùng một năm, cùng một triều vua nhà Nguyễn, cùng kích thước hình dáng, trọng lượng, được phát hiện, sưu tầm cùng một năm. Đây là những khẩu thần công bằng đồng hiếm có, có giá trị nổi bật, tiêu biểu quốc gia vào loại bậc nhất, đúc dưới triều đại nhà Nguyễn và các triều đại phong kiến Việt Nam được lưu truyền cho đến ngày nay trong các bảo tàng ở nước ta hiện nay.

Năm 2006, Bảo tàng Hà Tĩnh kết hợp cùng Bảo tàng Lịch sử quốc gia phục chế hai khẩu thần công bị bóc lớp bạc về nguyên dạng. Nhận thấy ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” là những hiện vật độc đáo mang nhiều ý nghĩa nên được chọn làm “bảo vật quốc gia” vào tháng 12/2013.

Năm 2006, Bảo tàng Hà Tĩnh kết hợp cùng Bảo tàng Lịch sử quốc gia phục chế hai khẩu thần công bị bóc lớp bạc về nguyên dạng. Nhận thấy ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” là những hiện vật độc đáo mang nhiều ý nghĩa nên được chọn làm “bảo vật quốc gia” vào tháng 12/2013.

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-canh-ba-khau-than-cong-bao-quoc-an-dan-dai-tuong-quan-quy-gia-post1380087.tpo