Campuchia bất ngờ chốt hợp đồng mua máy bay huấn luyện FTC-2000 của Trung Quốc

Loại máy bay Campuchia sẽ mua của Trung Quốc mang tên FTC-2000 Sơn Ưng và là loại máy bay huấn luyện có khả năng hoạt động như cường kích hạng nhẹ.

Cụ thể, truyền thông quốc tế vừa đăng tải thông tin về việc Campuchia đã "chốt" hợp đồng mua một loạt các máy bay huấn luyện FTC-2000 phiên bản FTC-2000G từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.

Cụ thể, truyền thông quốc tế vừa đăng tải thông tin về việc Campuchia đã "chốt" hợp đồng mua một loạt các máy bay huấn luyện FTC-2000 phiên bản FTC-2000G từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.

Các máy bay này được sản xuất bởi Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Quý Châu và dự kiến sẽ được bàn giao cho phía Campuchia trong thời gian từ năm 2021 tới năm 2023 tới đây. Nguồn ảnh: QQ.

Các máy bay này được sản xuất bởi Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Quý Châu và dự kiến sẽ được bàn giao cho phía Campuchia trong thời gian từ năm 2021 tới năm 2023 tới đây. Nguồn ảnh: QQ.

Theo nhiều nguồn thạo tin, thỏa thuận mua bán giữa hai quốc gia này đã được ký kết từ tháng 1/2020, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại các điều khoản liên quan tới thỏa thuận này vẫn được hai bên giữ kín. Nguồn ảnh: QQ.

Theo nhiều nguồn thạo tin, thỏa thuận mua bán giữa hai quốc gia này đã được ký kết từ tháng 1/2020, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại các điều khoản liên quan tới thỏa thuận này vẫn được hai bên giữ kín. Nguồn ảnh: QQ.

FTC-2000 Sơn Ưng là phiên bản xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu Quý Châu JL-9. Loại chiến đấu cơ này được Trung Quốc phát triển và hoàn thiện vào đầu những năm 2000 - nghĩa là cách đây chưa quá 20 năm. Nguồn ảnh: QQ.

FTC-2000 Sơn Ưng là phiên bản xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu Quý Châu JL-9. Loại chiến đấu cơ này được Trung Quốc phát triển và hoàn thiện vào đầu những năm 2000 - nghĩa là cách đây chưa quá 20 năm. Nguồn ảnh: QQ.

Để giảm chi phí cho dự án FTC-2000, các kỹ sư của Trung Quốc đã tận dụng rất nhiều thành phần của máy bay huấn luyện JJ-7, thậm chí dùng chung động cơ; tuy nhiên kiểu dáng khí động học được thiết kế lại để tăng khả năng cơ động của máy bay. Nguồn ảnh: QQ.

Để giảm chi phí cho dự án FTC-2000, các kỹ sư của Trung Quốc đã tận dụng rất nhiều thành phần của máy bay huấn luyện JJ-7, thậm chí dùng chung động cơ; tuy nhiên kiểu dáng khí động học được thiết kế lại để tăng khả năng cơ động của máy bay. Nguồn ảnh: QQ.

Trên lý thuyết, máy bay huấn luyện FTC-2000 có khả năng đạt tốc độ lên tới 1100 km/h, tầm bay tối đa 833 km, tối đa lên tới 2400 km khi mang theo thùng xăng phụ, trần bay 16.000 mét và được trang bị động cơ WP-13F do Trung Quốc tự sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.

Trên lý thuyết, máy bay huấn luyện FTC-2000 có khả năng đạt tốc độ lên tới 1100 km/h, tầm bay tối đa 833 km, tối đa lên tới 2400 km khi mang theo thùng xăng phụ, trần bay 16.000 mét và được trang bị động cơ WP-13F do Trung Quốc tự sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.

Hiện tại, trong biên chế của Không quân Campuchia cũng không có bất cứ một loại tiêm kích hoặc huấn luyện cơ phản lực nào. Vậy nên FTC-2000 có khả năng "mở ra một chân trời mới" cho Không quân Hoàng gia Campuchia trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.

Hiện tại, trong biên chế của Không quân Campuchia cũng không có bất cứ một loại tiêm kích hoặc huấn luyện cơ phản lực nào. Vậy nên FTC-2000 có khả năng "mở ra một chân trời mới" cho Không quân Hoàng gia Campuchia trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.

Không loại trừ khả năng, Campuchia sẽ sở hữu máy bay huấn luyện phản lực trước khi bắt đầu đặt mua những tiêm kích chiến đấu từ chính Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.

Không loại trừ khả năng, Campuchia sẽ sở hữu máy bay huấn luyện phản lực trước khi bắt đầu đặt mua những tiêm kích chiến đấu từ chính Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.

Hiện tại ở ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, Không quân Việt Nam đang là lực lượng có sức mạnh cao nhất. Campuchia và Lào hoàn toàn không có máy bay chiến đấu trong biên chế, chủ yếu chỉ sử dụng trực thăng và một vài vận tải cơ đời cũ. Nguồn ảnh: QQ.

Hiện tại ở ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, Không quân Việt Nam đang là lực lượng có sức mạnh cao nhất. Campuchia và Lào hoàn toàn không có máy bay chiến đấu trong biên chế, chủ yếu chỉ sử dụng trực thăng và một vài vận tải cơ đời cũ. Nguồn ảnh: QQ.

Video Cận cảnh huấn luyện cơ FTC-2000 Sơn Ưng - phiên bản xuất khẩu của Quý Châu JL-9.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/campuchia-bat-ngo-chot-hop-dong-mua-may-bay-huan-luyen-ftc-2000-cua-trung-quoc-1375990.html