Cách tiêm kích MiG-25 từng khiến cả NATO hoảng loạn

Đập tan những lời gièm pha về khả năng hoạt động 'tầm ngắn', khi 'huyền thoại' MiG-25 của Liên Xô, có thể bay qua cả châu Âu và quay lại với tốc độ gần Mach 3.

Một trong những máy bay chiến đấu đánh chặn mang tính biểu tượng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh là MiG-25 Foxbat, được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1970. MiG-25 đã thực sự gây “hoảng loạn” với giới lãnh đạo phương Tây khi đó, bởi tốc độ quá “khủng khiếp” của nó.

Một trong những máy bay chiến đấu đánh chặn mang tính biểu tượng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh là MiG-25 Foxbat, được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1970. MiG-25 đã thực sự gây “hoảng loạn” với giới lãnh đạo phương Tây khi đó, bởi tốc độ quá “khủng khiếp” của nó.

MiG-25 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trong thế hệ máy bay chiến đấu hạng nặng mới của Liên Xô, có thể bay cao hơn và nhanh hơn nhiều, mang theo trọng tải vũ khí lớn hơn và sử dụng các radar mạnh hơn so với các đối tác hạng trung và hạng nhẹ của chúng như MiG-21 hay MiG-23 trước đó.

MiG-25 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trong thế hệ máy bay chiến đấu hạng nặng mới của Liên Xô, có thể bay cao hơn và nhanh hơn nhiều, mang theo trọng tải vũ khí lớn hơn và sử dụng các radar mạnh hơn so với các đối tác hạng trung và hạng nhẹ của chúng như MiG-21 hay MiG-23 trước đó.

Các khả năng tiên tiến của MiG-25 đã được chứng minh tại nhiều chiến trường, điều đó đã thúc đẩy Mỹ tăng cường hơn nữa các thông số kỹ thuật của thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của họ; đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu F-15 Eagle được chế tạo chủ yếu để đối phó với MiG-25.

Các khả năng tiên tiến của MiG-25 đã được chứng minh tại nhiều chiến trường, điều đó đã thúc đẩy Mỹ tăng cường hơn nữa các thông số kỹ thuật của thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của họ; đáng chú ý nhất là máy bay chiến đấu F-15 Eagle được chế tạo chủ yếu để đối phó với MiG-25.

Tuy nhiên trong lần cuối cùng đối mặt với nhau trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991), mặc dù trong thế bất lợi, nhưng tiêm kích MiG-25 của Iraq vẫn chứng tỏ có khả năng vô hiệu hóa F-15 của Mỹ.

Tuy nhiên trong lần cuối cùng đối mặt với nhau trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991), mặc dù trong thế bất lợi, nhưng tiêm kích MiG-25 của Iraq vẫn chứng tỏ có khả năng vô hiệu hóa F-15 của Mỹ.

Mặc dù tốc độ và trần bay của MiG-25 vẫn không có đối thủ khi so với các máy bay chiến đấu có người lái khác, nhưng tầm hoạt động của nó từ lâu đã bị đặt câu hỏi với các chuyên gia phương Tây. Chẳng hạn như nhà báo người Anh Bill Sweetman cho rằng, bán kính chiến đấu của MiG-25 chỉ khoảng 250 km?

Mặc dù tốc độ và trần bay của MiG-25 vẫn không có đối thủ khi so với các máy bay chiến đấu có người lái khác, nhưng tầm hoạt động của nó từ lâu đã bị đặt câu hỏi với các chuyên gia phương Tây. Chẳng hạn như nhà báo người Anh Bill Sweetman cho rằng, bán kính chiến đấu của MiG-25 chỉ khoảng 250 km?

Với khả năng gần như “bất khả xâm phạm” của MiG-25 trước vũ khí phương Tây trong nhiều cuộc xung đột, thì đây là một sự lo lắng lớn; điều này khiến việc nêu bật điểm yếu lớn như vậy của MiG-25, có thể nhằm “trấn an” lãnh đạo phương Tây, về những hạn chế của loại chiến đấu cơ này.

Với khả năng gần như “bất khả xâm phạm” của MiG-25 trước vũ khí phương Tây trong nhiều cuộc xung đột, thì đây là một sự lo lắng lớn; điều này khiến việc nêu bật điểm yếu lớn như vậy của MiG-25, có thể nhằm “trấn an” lãnh đạo phương Tây, về những hạn chế của loại chiến đấu cơ này.

Đánh giá về hiệu suất hoạt động của MiG-25 Foxbat cho thấy, nhiều trường hợp MiG-25 đã chứng tỏ bán kính chiến đấu của nó xa hơn những dự đoán của nhà báo người Anh Bill Sweetman khoảng 500%; hoàn toàn không giống như những lời bàn tán trước đó của phương Tây.

Đánh giá về hiệu suất hoạt động của MiG-25 Foxbat cho thấy, nhiều trường hợp MiG-25 đã chứng tỏ bán kính chiến đấu của nó xa hơn những dự đoán của nhà báo người Anh Bill Sweetman khoảng 500%; hoàn toàn không giống như những lời bàn tán trước đó của phương Tây.

Có lẽ minh chứng rõ ràng nhất về khả năng hoạt động của Foxbat là vào giữa năm 1975, khi một máy bay trinh sát MiG-25RB của Không quân Liên Xô, được bố trí trên lãnh thổ Ba Lan, để triển khai để theo dõi các hoạt động của NATO đã bay đến các cảng Bắc Âu trên khu vực Đại Tây Dương.

Có lẽ minh chứng rõ ràng nhất về khả năng hoạt động của Foxbat là vào giữa năm 1975, khi một máy bay trinh sát MiG-25RB của Không quân Liên Xô, được bố trí trên lãnh thổ Ba Lan, để triển khai để theo dõi các hoạt động của NATO đã bay đến các cảng Bắc Âu trên khu vực Đại Tây Dương.

Chiếc MiG-25RB từ lãnh thổ Ba Lan, bay ở độ cao hơn 27.400 mét, đặt nó trong không gian rất xa tầm với của các máy bay chiến đấu phương Tây và duy trì tốc độ Mach 2,8 để đến các cảng Bắc Âu trên khu vực Đại Tây Dương. Đây được cho là những mục tiêu chính của nó.

Chiếc MiG-25RB từ lãnh thổ Ba Lan, bay ở độ cao hơn 27.400 mét, đặt nó trong không gian rất xa tầm với của các máy bay chiến đấu phương Tây và duy trì tốc độ Mach 2,8 để đến các cảng Bắc Âu trên khu vực Đại Tây Dương. Đây được cho là những mục tiêu chính của nó.

Các radar trên mặt đất của NATO theo dõi máy bay đã cung cấp dữ liệu và dẫn đến kết luận rằng, MiG-25 Foxbat có bán kính hoạt động ít nhất 1.200 km, khi duy trì tốc độ siêu âm Mach 2,8 trên cả hành trình.

Các radar trên mặt đất của NATO theo dõi máy bay đã cung cấp dữ liệu và dẫn đến kết luận rằng, MiG-25 Foxbat có bán kính hoạt động ít nhất 1.200 km, khi duy trì tốc độ siêu âm Mach 2,8 trên cả hành trình.

Còn khả năng của các phương tiện phòng không phương Tây có thể đe dọa được MiG-25, đã được chứng minh qua màn trình diễn của các biến thể trinh sát của MiG-25, khi chúng mới chỉ là các phiên bản thử nghiệm; được Liên Xô triển khai tại Ai Cập, khi vượt qua các lớp phòng không dày đặc trên lãnh thổ Israel và Bán đảo Sinai (khi đó do Israel chiếm giữ).

Còn khả năng của các phương tiện phòng không phương Tây có thể đe dọa được MiG-25, đã được chứng minh qua màn trình diễn của các biến thể trinh sát của MiG-25, khi chúng mới chỉ là các phiên bản thử nghiệm; được Liên Xô triển khai tại Ai Cập, khi vượt qua các lớp phòng không dày đặc trên lãnh thổ Israel và Bán đảo Sinai (khi đó do Israel chiếm giữ).

Mach 2,8 là tốc độ hoạt động tiêu chuẩn của Foxbat và mặc dù nó có thể bay ở tốc độ Mach 3,2 (nhanh hơn 14%), để tránh các cuộc tấn công tên lửa tầm gần. Tuy nhiên điều này đã gây ra một tổn thất đáng kể cho động cơ của nó, mà sau đó sẽ phải sửa chữa lại.

Mach 2,8 là tốc độ hoạt động tiêu chuẩn của Foxbat và mặc dù nó có thể bay ở tốc độ Mach 3,2 (nhanh hơn 14%), để tránh các cuộc tấn công tên lửa tầm gần. Tuy nhiên điều này đã gây ra một tổn thất đáng kể cho động cơ của nó, mà sau đó sẽ phải sửa chữa lại.

Các phiên bản nâng cấp MiG-25 đã được thực hiện vào những năm 1980 để phát triển một biến thể MiG-25 cải tiến, có thể duy trì tốc độ Mach 3,2; với chương trình đạt đến giai đoạn nguyên mẫu thử nghiệm.

Các phiên bản nâng cấp MiG-25 đã được thực hiện vào những năm 1980 để phát triển một biến thể MiG-25 cải tiến, có thể duy trì tốc độ Mach 3,2; với chương trình đạt đến giai đoạn nguyên mẫu thử nghiệm.

Nhưng phiên bản máy bay MiG-25 cải tiến với tốc độ Mach 3,2 cuối cùng đã bị hủy bỏ, do Quân đội Liên Xô tập trung vào phát triển máy bay đánh chặn MiG-31 mới hơn, có khả năng chiến đấu tốt hơn và các máy bay kế nhiệm của nó là MiG-31M và MiG 701.

Nhưng phiên bản máy bay MiG-25 cải tiến với tốc độ Mach 3,2 cuối cùng đã bị hủy bỏ, do Quân đội Liên Xô tập trung vào phát triển máy bay đánh chặn MiG-31 mới hơn, có khả năng chiến đấu tốt hơn và các máy bay kế nhiệm của nó là MiG-31M và MiG 701.

Các ví dụ đáng chú ý khác về tầm hoạt động của MiG-25 bao gồm lần triển khai chiến đấu đầu tiên từ năm 1971, khi Foxbats được triển khai đến các sân bay ở Ai Cập để bay qua lãnh thổ Israel để trinh sát và chứng tỏ khả năng tiếp cận mục tiêu của Israel một cách thoải mái.

Các ví dụ đáng chú ý khác về tầm hoạt động của MiG-25 bao gồm lần triển khai chiến đấu đầu tiên từ năm 1971, khi Foxbats được triển khai đến các sân bay ở Ai Cập để bay qua lãnh thổ Israel để trinh sát và chứng tỏ khả năng tiếp cận mục tiêu của Israel một cách thoải mái.

Trong biên chế của Không quân Ấn Độ, MiG-25 trong những năm 1980 đã bay sâu vào không phận Pakistan và chúng có một đặc điểm chung là đều bất khả xâm phạm và thậm chí phi công còn có thể tạo ra sự “bùng nổ âm thanh” đối với Pakistan, khi biết rằng máy bay F-16 của Pakistan không bao giờ có thể tiếp cận được họ.

Trong biên chế của Không quân Ấn Độ, MiG-25 trong những năm 1980 đã bay sâu vào không phận Pakistan và chúng có một đặc điểm chung là đều bất khả xâm phạm và thậm chí phi công còn có thể tạo ra sự “bùng nổ âm thanh” đối với Pakistan, khi biết rằng máy bay F-16 của Pakistan không bao giờ có thể tiếp cận được họ.

Cũng trong thập kỷ 1980, những chiếc MiG-25 của Iraq được cấu hình như máy bay ném bom, đã được triển khai rộng rãi cho các cuộc tấn công chiến lược vào các thành phố của Iran.

Cũng trong thập kỷ 1980, những chiếc MiG-25 của Iraq được cấu hình như máy bay ném bom, đã được triển khai rộng rãi cho các cuộc tấn công chiến lược vào các thành phố của Iran.

Mặc dù các máy bay chiến đấu F-14 của Iran với tên lửa AIM-54 tầm xa, đã buộc các máy bay ném bom Tu-16 và Tu-22 của Iraq gần như vô dụng và các máy bay chiến đấu tấn công mặt đất Su-22 của họ rất dễ bị tiêu diệt; nhưng MiG-25 có thể liên tục vượt qua hệ thống phòng thủ của Iran, để chiến đấu ngay cả các mục tiêu được bảo vệ tốt nhất.

Mặc dù các máy bay chiến đấu F-14 của Iran với tên lửa AIM-54 tầm xa, đã buộc các máy bay ném bom Tu-16 và Tu-22 của Iraq gần như vô dụng và các máy bay chiến đấu tấn công mặt đất Su-22 của họ rất dễ bị tiêu diệt; nhưng MiG-25 có thể liên tục vượt qua hệ thống phòng thủ của Iran, để chiến đấu ngay cả các mục tiêu được bảo vệ tốt nhất.

Trong khi đó, các máy bay MiG-25 của Algeria cũng thường xuyên bay qua các vị trí của Maroc và Tây Ban Nha, triển khai sâu vào Địa Trung Hải và gần Đại Tây Dương. Với khả năng bất khả xâm phạm của MiG-25, được cho là yếu tố then chốt khiến Tây Ban Nha quyết định mua máy bay chiến đấu F-18 để chống lại chúng.

Trong khi đó, các máy bay MiG-25 của Algeria cũng thường xuyên bay qua các vị trí của Maroc và Tây Ban Nha, triển khai sâu vào Địa Trung Hải và gần Đại Tây Dương. Với khả năng bất khả xâm phạm của MiG-25, được cho là yếu tố then chốt khiến Tây Ban Nha quyết định mua máy bay chiến đấu F-18 để chống lại chúng.

Nếu MiG-25 là một máy bay tầm ngắn như phương Tây công bố, nó sẽ không phù hợp để bảo vệ các vùng lãnh thổ rộng lớn của các quốc gia như Liên Xô hoặc Algeria, hoặc cho vai trò trinh sát tầm xa; những tuyên bố như vậy hoàn toàn trái ngược với khả năng hoạt động tầm xa của MiG-25 đã được chứng minh.

Nếu MiG-25 là một máy bay tầm ngắn như phương Tây công bố, nó sẽ không phù hợp để bảo vệ các vùng lãnh thổ rộng lớn của các quốc gia như Liên Xô hoặc Algeria, hoặc cho vai trò trinh sát tầm xa; những tuyên bố như vậy hoàn toàn trái ngược với khả năng hoạt động tầm xa của MiG-25 đã được chứng minh.

Những chiếc MiG-25 cuối cùng đã được rút khỏi Không quân Nga vào năm 2013; kế tiếp những chiếc MiG-25 “huyền thoại” là MiG-31 Foxhounds, thậm chí còn có tầm hoạt động xa hơn so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay đánh chặn nào của phương Tây.

Những chiếc MiG-25 cuối cùng đã được rút khỏi Không quân Nga vào năm 2013; kế tiếp những chiếc MiG-25 “huyền thoại” là MiG-31 Foxhounds, thậm chí còn có tầm hoạt động xa hơn so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay đánh chặn nào của phương Tây.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cach-tiem-kich-mig-25-tung-khien-ca-nato-hoang-loan-1758576.html