Cách phục hồi và ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả trong mùa nắng nóng

Cháy nắng có thể gây đau đớn và làm tăng nguy cơ ung thư da. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của tình trạng cháy nắng đến sức khỏe làn da và điều cần làm để giảm sự tổn thương do cháy nắng gây ra trong mùa nắng nóng cao điểm hiện nay.

Cháy nắng là thuật ngữ chỉ sự tổn thương da do tiếp xúc quá nhiều với tia UV từ mặt trời hoặc các nguồn khác, chẳng hạn như đèn cực tím hoặc giường nhuộm da. Các triệu chứng cháy nắng ở mỗi người là khác nhau. Cháy nắng có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng những người có làn da sáng hơn sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn. Da có thể trở nên nóng rát, nhạy cảm khi chạm vào, đau đớn, bị kích thích, ngứa, phồng rộp. Da sáng có thể chuyển sang màu đỏ, da sẫm màu hơn có thể chuyển sang tông màu tối hơn. Cháy nắng biểu hiện qua các triệu chứng như phát ban sau 2-6 giờ tiếp xúc với UV, da bong tróc khoảng 4-7 ngày sau đó.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, cháy nắng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây ra một số triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, mệt mỏi. Trong trường hợp cực đoan, có thể xảy ra tình trạng kiệt sức vì nóng hoặc nghiêm trọng hơn là say nắng.

Nếu bị cháy nắng, bạn nên làm như sau:

Trong trường hợp cháy nắng nghiêm trọng bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Cần lưu ý không nên sử dụng một số mẹo dân gian không có cơ sở khoa học để “cấp cứu” vùng da bị cháy nắng, điều này có thể làm cho các triệu chứng hoặc tổn thương da trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, không bôi bơ lên vết bỏng trên da, không sử dụng sáp dầu khoáng và không chườm đá lạnh hoặc túi giữ lạnh.

Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tránh những giờ nắng cao điểm vào cuối buổi sáng đến đầu giờ trưa, thường là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đồng thời không nên phơi nắng quá nhiều, đặc biệt là dưới ánh nắng trực tiếp vào giữa trưa. Hãy lưu ý rằng, tình trạng cháy nắng có thể xảy ra ngay cả vào những ngày nhiều mây (mây không ngăn được tia cực tím) và ngay cả khi bạn đang ở dưới nước.
Mặc quần áo bảo hộ như mũ rộng vành, kính râm chống tia cực tím và quần áo dài che kín toàn thân (các loại vải dày và quần áo tối màu sẽ bảo vệ da tốt hơn so với quần áo sáng màu – hiện nay có những sản phẩm quần áo có khả năng chống tia cực tím).
Sử dụng kem chống nắng bảo vệ để giảm thiểu sự xâm nhập của tia UV. Kem chống nắng có chỉ số bảo vệ da (SPF) ít nhất là 15 được khuyên dùng cho tất cả mọi người, ngay cả những người da sẫm màu, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người có làn da sáng nên sử dụng chỉ số SPF cao hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Uống nhiều nước hoặc đồ uống bổ sung nước để tránh mất nước. Đừng uống đồ uống có cồn vì chúng sẽ làm bạn mất nước nhiều hơn.

Ảnh minh họa

5. Tắm nắng để bổ sung vitamin D là vô cùng cần thiết, nhưng Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ không khuyến nghị phơi nắng mà không có biện pháp bảo vệ vì điều đó sẽ tăng nguy cơ ung thư da. Thay vào đó, họ khuyến nghị hấp thụ vitamin D từ các nguồn thực phẩm chẳng hạn như cá béo và thực phẩm tăng cường.

Hội Da Liễu Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+, có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, không thấm nước.

Ảnh minh họa

Về vấn đề thoa kem chống nắng đúng cách, mọi người nên thoa kem chống nắng như sau:

Theo Medical News Today và MedicineNet

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/cach-phuc-hoi-va-ngan-ngua-chay-nang-hieu-qua-trong-mua-nang-nong/