Cách mạng tháng 10 Nga và cuộc duyệt binh 'cân não' nhất mọi thời đại

Cách đây đúng 79 năm, ngày 7/11/1941 đã diễn ra cuộc duyệt binh huyền thoại tại Quảng trường Đỏ tại Thủ đô Moscow của Liên Xô. Đây là cuộc duyệt binh có một không hai trong lịch sử nhân loại, giữa lúc quân phát xít đức đã áp sát Moscow, Liên Xô đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

Trùm phát xít Hitler dự định chiếm thủ đô Liên Xô trước ngày 7/11/1941, để diễu binh đúng hôm kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuối tháng 10/1941, một số cánh quân Đức chỉ còn cách Moscow 25-30 km, thủ đô Liên Xô bị ném bom tơi bời; tình hình cực kỳ nguy ngập. Ảnh: Quân Đức áp sát thủ đô Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Trùm phát xít Hitler dự định chiếm thủ đô Liên Xô trước ngày 7/11/1941, để diễu binh đúng hôm kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuối tháng 10/1941, một số cánh quân Đức chỉ còn cách Moscow 25-30 km, thủ đô Liên Xô bị ném bom tơi bời; tình hình cực kỳ nguy ngập. Ảnh: Quân Đức áp sát thủ đô Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Giữa lục tình thế cực lỳ cấp bách, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin lóe ra một ý định, liền gọi đại tướng Zhukov từ mặt trận về, hỏi tình hình chiến sự có cho phép tổ chức duyệt binh ngày 7/11 được không, tướng Zhukov báo cáo tình hình có thể được, nhưng phải giữ bí mật tuyệt đối. Ảnh: Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin - Nguồn: Wikipedia.

Giữa lục tình thế cực lỳ cấp bách, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin lóe ra một ý định, liền gọi đại tướng Zhukov từ mặt trận về, hỏi tình hình chiến sự có cho phép tổ chức duyệt binh ngày 7/11 được không, tướng Zhukov báo cáo tình hình có thể được, nhưng phải giữ bí mật tuyệt đối. Ảnh: Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi dặn Zhukov tìm hiểu thêm, ngày 28/10 Stalin triệu tập các tướng lĩnh chủ chốt ở Moscow để truyền đạt mệnh lệnh về tổ chức duyệt binh ở Moscow; mọi tướng lĩnh đều ngạc nhiên, khi tình hình chiến sự diễn ra hết sức khẩn trương và căng thẳng; những cây cầu, nhà máy, ga tàu điện ngầm vùng ngoại vi phía tây thủ đô… đã được đặt mìn? Ảnh: Nguyên soái Liên Xô Zhukov - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi dặn Zhukov tìm hiểu thêm, ngày 28/10 Stalin triệu tập các tướng lĩnh chủ chốt ở Moscow để truyền đạt mệnh lệnh về tổ chức duyệt binh ở Moscow; mọi tướng lĩnh đều ngạc nhiên, khi tình hình chiến sự diễn ra hết sức khẩn trương và căng thẳng; những cây cầu, nhà máy, ga tàu điện ngầm vùng ngoại vi phía tây thủ đô… đã được đặt mìn? Ảnh: Nguyên soái Liên Xô Zhukov - Nguồn: Wikipedia.

Ý định của Tổng nguyên soái Stalin là tổ chức duyệt binh và có truyền thanh trực tiếp trên sóng phát thanh, nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ ngoài tiền tuyến và hậu phương. Ảnh: Quân đội Liên Xô chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Ý định của Tổng nguyên soái Stalin là tổ chức duyệt binh và có truyền thanh trực tiếp trên sóng phát thanh, nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ ngoài tiền tuyến và hậu phương. Ảnh: Quân đội Liên Xô chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Trở lại mặt trận, tướng Zhukov cho quân trinh sát kỹ và bắt tù binh để khai thác. Biết địch đang mệt mỏi, tạm dừng để bổ sung quân và đạn dược, mặt khác, theo kế hoạch tấn công chớp nhoáng, quân Đức chỉ mang theo lễ phục để diễu binh thắng lợi tại Moscow, không mang áo ấm nên đang rét run lập cập. Ảnh: Nhân dân thủ đô Moscow đào hào phòng thủ thành phố - Nguồn: Wikipedia.

Zhukov nhanh chóng điện báo về cho Stalin: "Quân Đức đã mất tinh thần, chúng không thể tấn công trong thời gian tới". Nhận được điện, Stalin mới chính thức quyết định duyệt binh. Ảnh: Tù binh Đức bị quân Liên Xô bắt giữ - Nguồn: Wikipedia.

Zhukov nhanh chóng điện báo về cho Stalin: "Quân Đức đã mất tinh thần, chúng không thể tấn công trong thời gian tới". Nhận được điện, Stalin mới chính thức quyết định duyệt binh. Ảnh: Tù binh Đức bị quân Liên Xô bắt giữ - Nguồn: Wikipedia.

Các đơn vị tham gia duyệt binh, tiến hành tập luyện trước đó vài hôm tại những địa điểm bí mật, nhưng với nội dung là biểu dương sức mạnh phòng thủ Moscow. Cơ quan an ninh ráo riết săn lùng tình báo và biệt kích Đức tại Moscow, nhằm bảo đảm tính bí mật tuyệt đối cho cuộc duyệt binh. Ảnh: Quân Đức áp sát Moscow - Nguồn: Alamy stock

Các đơn vị tham gia duyệt binh, tiến hành tập luyện trước đó vài hôm tại những địa điểm bí mật, nhưng với nội dung là biểu dương sức mạnh phòng thủ Moscow. Cơ quan an ninh ráo riết săn lùng tình báo và biệt kích Đức tại Moscow, nhằm bảo đảm tính bí mật tuyệt đối cho cuộc duyệt binh. Ảnh: Quân Đức áp sát Moscow - Nguồn: Alamy stock

Trong hai ngày 5 và 6/11/1941, trên mặt trận Moscow, không quân Liên Xô ném bom cấp tập xuống các sân bay Đức; còn bộ binh và xe tăng mở 3 đợt tấn công lớn để giải tỏa bớt áp lực của địch. Ảnh: Lực lượng phòng không chiến đấu bảo vệ Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Trong hai ngày 5 và 6/11/1941, trên mặt trận Moscow, không quân Liên Xô ném bom cấp tập xuống các sân bay Đức; còn bộ binh và xe tăng mở 3 đợt tấn công lớn để giải tỏa bớt áp lực của địch. Ảnh: Lực lượng phòng không chiến đấu bảo vệ Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 6/11, lễ kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười tổ chức tại ga tàu điện ngầm Mayakovskaya, chỉ có các quan chức chính phủ và tướng lĩnh cao cấp được dự. Stalin đọc diễn văn, nhấn mạnh kẻ thù nhất định sẽ bị đánh bại, không hé lộ tí nào về cuộc duyệt binh sáng hôm sau. Bài diễn văn được phát trực tiếp trên đài phát thanh và in truyền đơn rải ở vùng Đức chiếm đóng. Ảnh: Máy bay Đức ném bom Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Ngày 6/11, lễ kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười tổ chức tại ga tàu điện ngầm Mayakovskaya, chỉ có các quan chức chính phủ và tướng lĩnh cao cấp được dự. Stalin đọc diễn văn, nhấn mạnh kẻ thù nhất định sẽ bị đánh bại, không hé lộ tí nào về cuộc duyệt binh sáng hôm sau. Bài diễn văn được phát trực tiếp trên đài phát thanh và in truyền đơn rải ở vùng Đức chiếm đóng. Ảnh: Máy bay Đức ném bom Moscow - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi Lễ kỷ niệm kết thúc, Stalin mới thông báo riêng cho Bộ Chính trị và Đảng bộ Moscow về việc duyệt binh. Chỉ huy các đơn vị tham gia duyệt binh được biết lịch lúc 23 giờ đêm ngày 6/11, khách mời và nhân dân đến dự 5 giờ sáng hôm sau mới biết. Ảnh: Stalin đọc diễn văn Lễ kỷ niệm - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi Lễ kỷ niệm kết thúc, Stalin mới thông báo riêng cho Bộ Chính trị và Đảng bộ Moscow về việc duyệt binh. Chỉ huy các đơn vị tham gia duyệt binh được biết lịch lúc 23 giờ đêm ngày 6/11, khách mời và nhân dân đến dự 5 giờ sáng hôm sau mới biết. Ảnh: Stalin đọc diễn văn Lễ kỷ niệm - Nguồn: Wikipedia.

Rạng sáng ngày 7/11/1941, người ta mới dỡ tấm che các ngôi sao trên đỉnh tháp điện Kremlin và phần ngụy trang lăng Lênin. Để đảm bảo bí mật tuyệt đối, đến phút chót mới thông báo là thời điểm khai mạc sớm hơn 2 tiếng. Ảnh: Duyệt binh qua Lăng Lênin - Nguồn: Wikipedia.

Rạng sáng ngày 7/11/1941, người ta mới dỡ tấm che các ngôi sao trên đỉnh tháp điện Kremlin và phần ngụy trang lăng Lênin. Để đảm bảo bí mật tuyệt đối, đến phút chót mới thông báo là thời điểm khai mạc sớm hơn 2 tiếng. Ảnh: Duyệt binh qua Lăng Lênin - Nguồn: Wikipedia.

Đúng 7 giờ 50 phút sáng 7/11/1941, khi trời còn tối, Stalin cùng các tướng lĩnh bước ra lễ đài. Đài phát thanh Moscow tường thuật trực tiếp. Đúng 8 giờ, lễ duyệt binh bắt đầu trong giá lạnh tê tái và gió tuyết ào ào. Chỉ huy duyệt binh là đại tướng Artemiev, tiếp nhận báo cáo duyệt binh là nguyên soái Buđionưi. Ảnh: Khối cơ giới diễu qua Lễ đài - Nguồn: Wikipedia.

Đúng 7 giờ 50 phút sáng 7/11/1941, khi trời còn tối, Stalin cùng các tướng lĩnh bước ra lễ đài. Đài phát thanh Moscow tường thuật trực tiếp. Đúng 8 giờ, lễ duyệt binh bắt đầu trong giá lạnh tê tái và gió tuyết ào ào. Chỉ huy duyệt binh là đại tướng Artemiev, tiếp nhận báo cáo duyệt binh là nguyên soái Buđionưi. Ảnh: Khối cơ giới diễu qua Lễ đài - Nguồn: Wikipedia.

Khi Stalin phát biểu xong, quân nhạc nổi lên, khối quân kỳ hùng dũng diễu qua lễ đài, tiếp theo là các khối bộ binh, kỵ binh, pháo binh... Đi cuối cùng là những chiếc xe tăng T-34, T-38 và T-60; nhiều chiếc vừa chuyển từ nhà máy tới, còn chưa kịp sơn số hiệu. Ảnh: Khối bộ binh diễu qua Lễ đài - Nguồn: Alamy Stock

Khi Stalin phát biểu xong, quân nhạc nổi lên, khối quân kỳ hùng dũng diễu qua lễ đài, tiếp theo là các khối bộ binh, kỵ binh, pháo binh... Đi cuối cùng là những chiếc xe tăng T-34, T-38 và T-60; nhiều chiếc vừa chuyển từ nhà máy tới, còn chưa kịp sơn số hiệu. Ảnh: Khối bộ binh diễu qua Lễ đài - Nguồn: Alamy Stock

Cuộc duyệt binh bí mật tới mức, Hitler chỉ tình cờ biết tin khi bật radio. Ông ta lồng lộn lao đến máy điện thoại và lập tức ra lệnh: Phải ném bom cuộc duyệt binh bằng bất kỳ giá nào. Bất chấp bão tuyết mịt mù, các máy bay Đức hối hả cất cánh, tuy nhiên, không quả bom nào rơi được xuống Moscow ngày hôm đó. Ảnh: Các khối duyệt binh xong tiến thẳng ra tiền tuyến - Nguồn: Wikipedia.

Cuộc duyệt binh bí mật tới mức, Hitler chỉ tình cờ biết tin khi bật radio. Ông ta lồng lộn lao đến máy điện thoại và lập tức ra lệnh: Phải ném bom cuộc duyệt binh bằng bất kỳ giá nào. Bất chấp bão tuyết mịt mù, các máy bay Đức hối hả cất cánh, tuy nhiên, không quả bom nào rơi được xuống Moscow ngày hôm đó. Ảnh: Các khối duyệt binh xong tiến thẳng ra tiền tuyến - Nguồn: Wikipedia.

Cuộc duyệt binh ngày 7/11/1941 là cuộc duyệt binh cân não nhất mọi thời đại và ngắn nhất trong lịch sử, chỉ vẻn vẹn 25 phút, kể cả lời phát biểu của Stalin. Điều đặc biệt là sau khi rời Quảng trường Đỏ, tất cả không về doanh trại mà đi thẳng tới chiến tuyến ngoại ô Moscow. Ảnh: Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Moscow đã có 2 triệu người Liên Xô ngã xuống - Nguồn: Wikipedia.

Cuộc duyệt binh ngày 7/11/1941 là cuộc duyệt binh cân não nhất mọi thời đại và ngắn nhất trong lịch sử, chỉ vẻn vẹn 25 phút, kể cả lời phát biểu của Stalin. Điều đặc biệt là sau khi rời Quảng trường Đỏ, tất cả không về doanh trại mà đi thẳng tới chiến tuyến ngoại ô Moscow. Ảnh: Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Moscow đã có 2 triệu người Liên Xô ngã xuống - Nguồn: Wikipedia.

Video Vì sao CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cach-mang-thang-10-nga-va-cuoc-duyet-binh-can-nao-nhat-moi-thoi-dai-1457831.html