Các nhà quản lý quỹ của Mỹ đang mở rộng đầu tư vào chứng khoán nước ngoài

Chuỗi hoạt động kém hiệu quả kéo dài và những lo ngại về triển vọng kinh tế khiến các nhà quản lý quỹ tài sản của Mỹ nhận thấy phải đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán nước ngoài.

Các nhà quản lý quỹ tài sản của Mỹ đang tăng đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế sau khi lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái kinh tế.

Chứng khoán Mỹ đã vượt xa hầu hết các thị trường phát triển và mới nổi khác kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng xu hướng này bắt đầu đảo ngược vào năm ngoái.

Chỉ số Stoxx 600, đại diện cho cổ phiếu của 600 công ty có vốn hóa lớn, vừa và nhỏ tiêu biểu ở 17 nước châu Âu, hiện đã đạt mức tăng trưởng cao hơn chỉ số S&P 500 của Phố Wall trong bốn quý liên tiếp. Đây là khoảng thời gian tăng trưởng vượt trội dài nhất của chỉ Stoxx 600 kể từ năm 2008.

Chỉ số Stoxx 600, đại diện cho cổ phiếu của 600 công ty có vốn hóa lớn, vừa và nhỏ tiêu biểu ở 17 nước châu Âu, đạt mức tăng trưởng cao hơn chỉ số S&P 500 của Phố Wall trong bốn quý liên tiếp. Ảnh: Bloomberg

Chứng khoán châu Âu đã giảm vào giữa năm ngoái, nhưng tổn thất nhẹ hơn ở Mỹ. Giờ đây, các nhà quản lý tài sản ở Mỹ bắt đầu nhận thấy rằng họ cần đa dạng hóa bằng cách đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán nước ngoài.

“Nếu bạn nhìn vào sự phân bổ quản lý tài sản của chúng tôi sẽ thấy, chúng tôi tập trung lớn vào không gian vốn cổ phần của Mỹ” - Rob Sharps - Giám đốc điều hành của T Rowe Price, nhóm quỹ trị giá 1,3 nghìn tỷ USD, cho biết: “Đó là những gì chúng tôi được biết đến, nhưng hiện tại thị phần đang mất dần”.

Theo nhà cung cấp dữ liệu EPFR, giới đầu tư đã rút 34 tỷ USD từ các quỹ đầu tư chứng khoán của Mỹ trong năm nay. Ngược lại, các quỹ đầu tư chứng khoán châu Âu đón nhận 10 tỷ USD dòng vốn chảy vào.

Ông Sharps cho biết, T Rowe đang thu xếp để tăng cường khả năng của mình trong lĩnh vực thu nhập cố định quốc tế và chứng khoán toàn cầu. Ông nói thêm: “Mặc dù chúng tôi thực sự nổi tiếng về khả năng đầu tư vào vốn cổ phần đang hoạt động của Mỹ, nhưng tôi rất muốn có cơ hội phát triển trong các loại tài sản khác”.

Viện đầu tư BlackRock, cơ quan nghiên cứu của quỹ tài sản lớn nhất toàn cầu BlackRock (Mỹ), cũng cho biết họ dự kiến thị trường cổ phiếu của Mỹ sẽ hoạt động với hiệu suất kém hơn so với cổ phiếu các thị trường mới nổi, châu Âu và Trung Quốc trong những thập kỷ tới, mặc dù với một loạt kết quả tiềm năng đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, PineBridge Investments, công ty quản lý tài sản trị giá 143 tỷ USD, cho biết trong lưu ý chiến lược mới nhất của mình rằng, họ đã áp dụng “lập trường thận trọng hơn đối với chứng khoán Mỹ nói chung, đặc biệt do việc định giá quá cao hiện nay cùng với việc thắt chặt tín dụng và lo ngại rủi ro sắp tới từ các ngân hàng”, cũng như Cục Dự trữ Liên bang rút lại việc hỗ trợ thị trường trái phiếu. Nhà quản lý quỹ này có quan điểm tích cực hơn đối với các thị trường mới nổi bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Công ty nghiên cứu EPFR Global, các nhà đầu tư đã rút 34 tỷ USD từ các quỹ đầu tư chứng khoán của Mỹ trong năm nay. Ngược lại, châu Âu đã chứng kiến 10 tỷ USD dòng vốn chảy vào.

Thị trường cổ phiếu của Mỹ được đánh giá sẽ hoạt động với hiệu suất kém hơn so với cổ phiếu các thị trường mới nổi.

Mỹ thoải mái giữ vững thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Giá trị vốn hóa thị trường của S&P 500 ở mức 34 nghìn tỷ USD, so với chỉ dưới 10 nghìn tỷ Euro trên Euro Stoxx 600. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự khác biệt trong cấu trúc thị trường đang khuyến khích sự thay đổi.

Cũng theo EPFR, Trung Quốc chiếm gần một nửa trong tổng số 34 tỷ USD vốn chảy vào các thị trường mới nổi. Frank Brochin - nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao của The Colony Group, một nhà quản lý tài sản của Mỹ cho biết, ở một mức độ nào đó, giới đầu tư nhận thấy đã có thể rót tiền trở lại vào Trung Quốc.

Sự thống trị của Mỹ trong thập kỷ qua được hỗ trợ bởi lợi nhuận vượt trội của các nhóm công nghệ lớn, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn tương đối của các tài sản tăng trưởng dài hạn. Ngược lại, các chỉ số của châu Âu tập trung nhiều hơn vào các ngành như dịch vụ tài chính và hàng hóa, những ngành ít bị ảnh hưởng nặng nề bởi lãi suất cao.

Đồng thời, một mùa đông ấm áp đã giúp nền kinh tế châu Âu duy trì tốt hơn so với dự đoán của hầu hết các nhà kinh tế, phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái.

Trong khi đó, ở châu Á, gần 16 tỷ USD đã chảy vào các quỹ chứng khoán của Trung Quốc, được khuyến khích bởi việc Bắc Kinh mở cửa trở lại sau nhiều năm hạn chế nghiêm ngặt do Covid. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng đã giúp ích cho châu Âu, nơi phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ trong xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cũng theo EPFR, Trung Quốc chiếm gần một nửa trong tổng số 34 tỷ USD vốn chảy vào các thị trường mới nổi. Frank Brochin - nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao của The Colony Group, một nhà quản lý tài sản của Mỹ cho biết, ở một mức độ nào đó, giới đầu tư nhận thấy đã có thể rót tiền trở lại vào Trung Quốc.

Brochin cho biết sự phức tạp ngày càng tăng của các nhà đầu tư như quỹ từ thiện, tài trợ và văn phòng gia đình cũng sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư của Mỹ tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài trong dài hạn, nhưng xu hướng này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các công ty địa phương so với các nhà quản lý Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi chủ yếu sử dụng các nhà quản lý địa phương vì họ có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết về những thị trường khó tái sản xuất này".

Hoàng Lê (theo The Financial Times)

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/cac-nha-quan-ly-quy-cua-my-dang-mo-rong-dau-tu-vao-chung-khoan-nuoc-ngoai-125346.html