Cả nước còn 718 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong lĩnh vực năng lượng chỉ giữ lại vốn nhà nước tại 3 công ty thủy điện lớn là Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình, còn lại có thể thoái hết vốn nhà nước tại các công ty thủy điện.

Theo Báo cáo Tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã giảm mạnh về số lượng, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được gia.

Sau 15 năm sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 Khóa 9, DNNN đã giảm mạnh về số lượng, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ.

Giai đoạn 2011-2015 không có DNNN nào thua lỗ lớn như Vinashin năm 2010.

Năm 2001 cả nước có khoảng 6.000 DNNN, đến năm 2011 có 1.369 DNNN thì đến hết tháng 10/2016 chỉ còn 718 DNNN. Về cơ bản, DNNN đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chót, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong lĩnh vực năng lượng chỉ giữ lại vốn nhà nước tại 3 công ty thủy điện lớn là Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình, còn lại có thể thoái hết vốn nhà nước tại các công ty thủy điện.

Nếu thời điểm năm 2011, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.

Giai đoạn 2011-2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN đã cơ bản không phát sinh các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ lớn, các dự án không hiệu quả, gây hậu quả nghiêm trọng như Vinashin (2010), Giấy Phương Nam (2003), Xơ sợi Đình Vũ (2007), các dự án nhiên liệu sinh học (2007), Thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (2005)…

Nguyễn Tuân

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ca-nuoc-con-718-doanh-nghiep-100-von-nha-nuoc-post215529.info