Cà Mau: Độc đáo nghề hầm than trăm tuổi

Cà Mau được biết đến với những cánh rừng đước bạt ngàn trải dài ở các địa phương ven biển. Chính vì thế, nghề hầm than đước cũng tồn tại từ bao đời nay và trở thành một trong những nghề truyền thống của người dân địa phương. Vất vả, lấm lem và thu nhập không cao nhưng nghề này mang đến thu nhập tương đối ổn định, giúp người dân trang trải cuộc sống.

Nằm cặp sông Tam Giang, Hợp tác xã chế biến than 2/9 là một trong những cơ sở sản xuất than lâu đời ở huyện Năm Căn. Là người gắn bó từ nhỏ, chị Huỳnh Thị Diệu (xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) hầu như biết hết mọi công đoạn của nghề hầm than.

Nguyên liệu chính của than là cây đước được cắt thành từng đoạn rồi chất vào trong lò. Lò được xây bằng gạch và đất bùn với đường kính từ 3 - 5m. Khi đốt cửa lò sẽ được bịt kín, chỉ chừa chỗ đốt và các lỗ để khói thoát ra ngoài.

Người làm nghề hầm than nhiều năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hây chưa, khi đó sẽ quyết định thời gian bít lò và chờ than ngụi. Mỗi lò tùy theo độ lớn, nhỏ mà cho ra sản lượng từ 12 - 15 tấn than.

Ngày nay do sử dụng nhiều các nhiên liệu như gas, điện... nên việc sử dụng than đã giảm. Mặc dù vậy, nghề hầm than ở Cà Mau vẫn luôn đỏ lửa. Dù vất vả nhưng nhiều người vẫn quyết tâm giữ gìn, xem như một nguồn lợi mà thiên nhiên ban tặng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Chí Điển - Công Tràng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/ca-mau-doc-dao-nghe-ham-than-tram-tuoi-219517.htm