Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang trả lời chất vấn Quốc hội

10h10 sáng ngày 14/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn Quốc Hội về các nội dung như thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh; Vấn đề giá thuốc và quản lý nhà nước về giá thuốc, cung ứng thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt tại các địa bàn miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Vào lúc 10h 10 phút, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố bắt đầu phần chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Mời bộ trưởng báo cáo Quốc hội:

Có 58 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế

Nguyễn Thị Phúc đại biểu Quốc hội Hưng Yên chất vấn: Tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế gia tăng, cơ sở y tế tiếp thị khám chữa bệnh, xuất hiện tình trạng nhiều người đi khám làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh, gây quá tải và bội chi Quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng có biện pháp gì. Thứ 2, một số bệnh nạn y như ung thư, tim mạch ..cần được đi khám ở tuyến trung ương chứ không cần đi khám qua các tuyến xã huyện tỉnh như hiện nay vì những bệnh đó ở tuyến trên mới chữa được, thêm nữa vì thủ tục rườm rà, tình trang lạm dụng kỹ thuật, không thừa nhận kết quả khám chữa bệnh gây lãng phí nguồn lực. Vấn đề thứ 3, ở tuyến xã huyện, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ y bác sĩ hạn chết, Bộ trưởng có biện pháp gì.

Đại biểu Nguyễn Chiến, Hà Nội: người bệnh bệnh không được tiếp cận dịch vụ do thái độ, quá tải. Nhìn ra các nước văn hóa ứng xử phục vụ tận tâm, khi khám chữa xong . Hỏi bộ trưởng có biện pháp nào nâng cao đạo đức lương y, cải thiện phong cách phục vụ để người bệnh hài lòng. Câu thứ 2: Kiểm toán nhà nước phát hiện nhiều thiết bị y tế chưa hết thời gian khấu hao đã hỏng, không sử dụng được, mới dùng đã hỏng, cùng 1 loại vật tư hóa chất có sự chênh lệch , có loại chênh nhau 7 lần. Bộ y tế có biện pháp nào quản lý nhập khẩu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh?

ĐB Trịnh Ngọc Phương, Tây Ninh: Quản lý giá thuốc, giá thuốc Việt Nam cao hơn mặt bằng giá thuốc trong khu vực. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ . Biện pháp để giảm tác động với những người khó khăn?

ĐB Dương Tấn Quân Vũng Tàu: Nhiều cử tri lo lắng giá dịch vụ tăng chất lượng có tăng khong, hay bội chi BHYT? Dịch vụ liên doanh liên kết xã hội hóa ở các bệnh viện.

ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bến Tre: Trung tâm y tế 2 chức năng đã được thành lập ở tuyến huyện, theo Bộ trưởng vai trò trạm y tế xã và y tế dự phòng phát huy thế nào? Câu hỏi thứ 2: Phong trào đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh, hiện tăng viện phí theo TT02, biện pháp của Bộ Y tế nâng cao chất lượng phục vụ?

ĐB Phạm Tất Thắng, Vĩnh Long: Tôi xin hỏi 1 vấn đề với 2 nội dung. Nhân lực của ngành y tế cơ sở thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng khi số bác sĩ nhất là ở trung tâm y tế. Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng này. Vấn đề Y đức, bệnh nhân đi khám ngoại trú bác sĩ kê thuốc ngoài.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi xin trả lời theo nhóm vấn đề. Thứ nhất về vấn đề khám chữa bệnh. Với câu hỏi của ĐB Chiến, ĐB Thủy. Người dân muốn tiếp cận dịch vụ chất lượng cao là chính đáng. Hiện nay theo Luật BHYT, thông tuyến tuyến xã và tuyến huyện. Theo lộ trình đến năm 2021 sẽ thông tuyến toàn quốc. Tuyến xã, tuyến huyện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên với những bệnh mạn tính, Bộ Y tế có phác đồ điều trị. Nhiều bệnh nhân đề nghị chúng tôi nhận thuốc ở xã huyện, chúng tôi đang xây dựng chương trình. Giai đoạn đầu bệnh nhân tiếp cận ở tuyến cao nhất

Về vấn đề y đức, Bộ trưởng cho biết vừa qua Bộ đã ban hành chương trình hành động với những giải pháp toàn diện để nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ y tế gắn với học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xử phạt nghiêm các cá nhân vi phạm; nâng cao thu nhập cho cán bộ y tế...

Về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở, Bộ trưởng cho biết: Bộ đang tiến hành sắp xếp lại tổ chức y tế tuyến huyện, xã, nhằm giảm đầu mối, nâng cao chất lượng điều hành của tuyến huyện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tuyến xã; đổi mới toàn diện về tài chính y tế cơ sở,...

Về quản lý giá thuốc tại các bệnh viện, Bộ trưởng cho biết, vừa qua có trường hợp một số bệnh viện mua thuốc từ nguồn khác, cao hơn giá đấu thầu, để chấn chỉnh tình trạng này Bộ đang chuẩn bị ban hành thông tư quy định các bệnh viện phải mua thuốc theo đúng giá đấu thầu...

Thu nhập của những đơn vị sự nghiệp đã được tính giá đã tăng lên, những giải pháp vừa rồi đã tạo nên sự cải thiện toàn diện. Theo đánh giá độc lập của các tổ chức quốc tế, thái độ phục vụ đã thay đổi ở tuyến tỉnh, tuyến xã.

Về lĩnh vực y tế cơ sở, các ĐB đã đưa ra những câu hỏi sát sườn. ĐB Nguyễn Lệ Thủy hỏi về vai trò của y tế dự phòng. Về nghị quyết giảm biên chế, Thực hiện TT 51, nếu thực hiện thông tư này tăng hiệu quả quản lý, . Thứ nhất tuyến huyện là trung tâm y tế 2 chức năng bao gồm dự phòng và trung tâm y tế huyện sẽ giảm đầu mối, giảm chi phí văn phòng, cơ sở vật chất tận dụng tốt, điều hành thống nhất vừa dự phòng vừa trực tiếp, tíep theo là tăng nguồn nhân lực, lúc nào trạm y tế xã cũng có bác sĩ tuyến trên xuống. Mặt khác ngành y tế chỉ đạo từ Sở y tế xuống trung tâm y tế sẽ thông suốt. Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế trong tình hình mới, đây là đề án chúng tôi tâm huyết . Với nhân lực trạm y tế đúng là yếu về chất lượng và số lượng, chúng tôi sẽ xây dựng đề án về những bất cập hiện nay. Phân bổ không phù hợp, có huyện mỗi ngày chỉ có vài người khám, có huyện rất nhiều trạm y tế gần nhau. Có huyện hoạt động không phù hợp, cân đối giữa dự phòng và điều trị, nguyên lý y học gia đình . Dân số sống ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn là 70%, bác sĩ xã chỉ chiếm 30%, tổng chi phí BHYT chiếm 3-5%, danh mục chi tiêu cho trạm y tế xã rất thấp hiện nay, điều này bất cập. Đầu tư 1 đồng y tế dự phòng cơ sở bằng 10 đồng. Sắp tới đổi mới toàn diện về y tế cơ sở.

Câu hỏi về quản lý dược, về bệnh nhân đến khám ngoại trú phải mua giá cao hơn ở bệnh viện rất đúng. Chúng tôi đã ban hành TT15, giá bán bệnh viện không được quá 10-15%. Tuy nhiên các bệnh viện không mua theo giá trúng thầu. Chúng tôi sẽ ban hành thông tư 11.

Câu hỏi về ĐB Phương giá thuốc Việt Nam cao hơn thế giới thế nào. Thị trường thuốc VIệt Nam ổn định, trong CPI thuốc đứng thứ 10 tức là không tăng cao. Việt Nam cao hơn thế giới cần có đánh giá độc lập của các tổ chức quốc tế.

Máy móc chưa hết thời gian khấu hao đã hỏng do công suất sử dụng quá cao. Có những máy cần phải bảo hành bảo trì từ nước ngoài. Việt nam là công suất sử dụng máy lớn. chênh lệnh giá cao. Một hãng cao gấp 6- 7 lần, các cơ sở y tế không đồng nhất với kết luận của kiểm toán nhà nước, ví dụ kim cánh bướm tại Bv Việt Đức là 6500-7500đ, BV Chợ Rẫy cũng kim cánh bướm nhưng có khóa có van, giá gấp 10 lần, tên giống nhau nhưng khác nhau về giá.

Về vấn đề quản lý trang thiết bị: Bộ Y tế đã trình UBTVQH ra nghị định 36 về quản lý Trang thiết bị có hội đồng khoa học, thẩm định, giám đốc BV quyết định. BYT đã phân cấp phân quyền, nhưng trong thời gian tới có thể trình thành luật

Về BHYT: Giá tăng chất lượng có tăng không. Lộ trình theo nghị định 16 hoàn thành 2016. Đến nay hết năm 2017 có khi không thực hiện được vì CPI, người dân đỡ mất tiền túi, giá tăng chất lượng phải tăng. Có những đơn vị trước giờ khám bệnh cúi chào bệnh nhân. Giảm chi ngân sách vì đưa lương vào giá, tương ứng ít nhất 10.000 tỷ. TP HCM tiết kiệm được 1000 tỷ không phải chi vào lương cho cán bộ y tế.

Trục lợi và lạm dụng quỹ BHYT là có , lạm dụng từ người dân và cả cơ quan y tế. Quyền lợi bảo hiểm, đóng bảo hiểm chưa đến 30 USD, thông tuyến, nên người dân đi khám rất nhiều. Do cơ chế tự chủ, quyền lợi của người dân Sắp tới sẽ đổi mới hoàn toàn mô hình tự chủ. Xét nghiệm, chúng tôi đã ban hành thông tư, từ tháng 6 các bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh sẽ công nhận xét nghiệm.

10h43: Các đại biểu tiếp tục chất vấn:

Đại biểu Dương Minh Ánh, Hà Nội: chất vấn về tình trạng bán thuốc không cần kê đơn và lạm dụng kháng sinh; tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng tràn lan khó phân biệt đâu là sản phẩm tốt?...

ĐB Phạm Minh Tuân, Thái Bình: chất vấn về cơ chế tự chủ cho BV công lập, lạm dụng kỹ thuật cao trong xét nghiệm, chẩn đoán…; Thứ 2 là tình trạng bán thuốc không kê đơn khiến tình trạng kháng thuốc gia tăng…

ĐB Nguyễn Văn Sơn, Hà Tĩnh: chất vấn về tình trạng thông tuyến BHYT, tiêu chí xếp hạng BV; Thứ 2 là chăm lo y tế cơ sở, băn khoăn về nguồn lực, cơ sở vật chất, chế độ chính sách… để y tế cơ sở thực sự là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân…

ĐB Nguyễn Bá Sơn, Đà Nẵng: chất vấn xã hội hóa các BV góp phần nâng cao chất lượng KCB phát triển y tế chuyên sâu nhưng vẫn còn xảy ra bất cập… Có giải pháp nào xử lý. Về thuốc KCB …

ĐB Cao Thị Giang, Quảng Bình: chất vấn về vấn đề y tế cơ sở còn hạn chế, về Quỹ BHYT, lạm dụng KCB... Bộ Y tế có giải pháp gì phối hợp BHXH khắc phục tình trạng trên…

ĐB Phạm Văn Hòa, Đồng Tháp: chất vấn về giá thuốc, TPCN, có giải pháp gì quản lý giá thuốc?...

ĐB Nguyễn Sĩ Cương, Ninh Thuận: chất vấn về tổ chức y tế cơ sở còn phân tán nguồn lực,… về nhân lực ATTP...

ĐB Hồ Thị Kim Ngân, Bắc Cạn: chất vấn về cơ chế chính sách ưu đãi với cán bộ y tế vùng sâu xa vùng khó khăn. Vấn đề lạm dụng xét nghiệm tại một số cơ sở KCB.

ĐB Nguyễn Hồng Vân, Phú Yên: chất vấn có tình trạng giữ bệnh nhân tuyến dưới hay không? Về cải tiến quy trình khám bệnh? Quản lý ở BV công có hiện tượng “chảy máu chất xám”, khắc phục thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến:

Câu hỏi các ĐB rất xác đáng. Về y tế cơ sở, đây là lĩnh vực ngành y tế tập trung trong nhiệm kỳ này. Y tế cơ sở trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu được quốc tế công nhận, mạng lưới rộng khắp đến thôn bản, có y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản… Nhiều chuyên gia quốc tế thăm ngẫu nhiên và nói cần học tập xây dựng mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam.

Mặc dù nguồn lực hạn chế nhưng y tế cơ sở đã có nhiều phát triển song vẫn tồn tại hạn chế, bố trí còn bất cập, chính vì vậy Bộ Y tế ban hành QĐ 4667 không đầu tư dàn trải. Một số bất cập về tài chính, nhân lực y tế cơ sở vẫn còn yếu, mô hình y học gia đình chăm sóc ban đầu toàn diện gần nhất hiệu quả nhất mới được triển khai thí điểm….

Bộ Y tế có các giải pháp về bộ máy, nhân lực (tăng cường đào tạo bác sĩ theo mô hình y học gia đình; có định mức cán bộ y tế; xây dựng đội phản ứng nhanh; hơn 10.000 trạm y tế trong toàn quốc), tài chính (có các gói dịch vụ cơ bản), cơ sở hạ tầng (tranh thủ nguồn OAD viện trợ cho Tây Nguyên, miền núi phía Bắc… tập trung cho y tế cơ sở đổi mới mô hình này; quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, sắp tới có phòng chống tác hại rượu bia… từ thuế thuốc lá, rượu bia), phương thức chi trả theo định suất…

Liên quan đến vấn đề dược của ĐB Dương Minh Ánh, tôi cho rằng ý kiến của ĐB rất xác đáng. Mặc dù đã có các thông tư về kê đơn, quản lý các chuỗi quầy thuốc đạt chuẩn nhưng họ không tuân theo… đây là cái yếu kém của ngành, chúng tôi thẳng thắn nhận trách nhiệm.

Vấn đề lạm dụng kháng sinh chúng tôi cũng trình chính phủ phê duyệt chiến lược phòng chống kháng kháng sinh, chương trình quản lý kháng sinh đang được quốc tế, các nước G7 quan tâm. Trong tương lai ngành y tế tiếp tục cố gắng quản lý việc sử dụng thuốc không hợp lý…

Về giá thuốc tại quầy thuốc có sự loạn giá, chúng tôi cũng đã có các Thông tư số 9, 10,11 với các mức khác nhau với các BV công lập, ngoài công lập; các quầy thuốc trong BV công lập; các quầy thuốc bán lẻ bên ngoài… Thực hiện nghị định đấu thầu, thành lập trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia, quản lý giá khá tốt, đang điều chỉnh giảm giá cao thị trường

Các quầy thuốc bán lẻ tuân theo quy luật thị trường có kê khai giá. Có ban thanh gia kiểm tra liên ngành, nếu vượt qua không kê khai bị phạt song lực lượng còn nhỏ. Chúng tôi tiếp thu phối hợp địa bàn giải quyết

Hải Yến - Dương Hải

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/bo-truong-bo-y-te-nguyen-thi-kim-tien-dang-tra-loi-chat-van-quoc-hoi-n132845.html