Bộ Giáo dục nói gì về việc dạy tiếng Trung Quốc, Nga?

Bộ Giáo dục đã đưa ra những lý do gì về việc xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm?

Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất. Việc dự định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017, đã làm dấy lên dư luận trái chiều.

Hiện nay rất nhiều người dân trong cả nước đang phản đối về việc làm này của Bộ Giáo dục. Thế nhưng, Bộ Giáo dục vẫn cương quyết và cho rằng điều đó là phù hợp với thực tiễn, vậy lý dó giải thích từ phía Bộ sẽ như thế nào?

Được biết, đã trình Bộ trưởng đề án Kế hoạch triển khai giai đoạn 2016 -2020 trong đó có hoạt động xây dựng Chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo Chương trình mới – 10 năm, từ lớp 3 Tiểu học đến lớp 12 THPT. Việc triển khai xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo tính phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay.

Cụ thể trước đó, ngoại ngữ thứ nhất buộc người học phải lựa chọn để học theo quy định từ năm 2006 của chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh được chọn một trong bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm).

Từ năm 2011, Bộ Giáo dục ban hành thêm chương trình tiếng Nhật cấp THCS và THPT. Các trường, địa phương sẽ lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình.

Từ năm 2017, học sinh lớp 3 sẽ bắt học thêm tiếng Trung Quốc?

Chia sẻ về Quy mô của đề án này và các tỉnh, thành phố sẽ được "làm con chốt" thí điểm, Ban Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD&ĐT) đã trả lời:

"Nếu được phê duyệt, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung hệ 10 năm, từ năm học 2017-2018. Việc thí điểm sẽ ở quy mô nhỏ, từ 2 đến 5 lớp mỗi ngoại ngữ. Điều này còn phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ, điều kiện của địa phương và nguyện vọng của người học.

Tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hiện đã và đang được dạy và học là ngoại ngữ thứ nhất tại một số địa phương, trường học, nhất là trong các trường THPT chuyên. Riêng tiếng Trung Quốc đang được dạy và học ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh".

Chu Du

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/bo-giao-duc-noi-gi-ve-viec-day-tieng-trung-quoc-nga-d46426.html