Bí ẩn những chiếc gai kỳ lạ trên sao Hỏa thách đố cả chuyên gia

Vào tháng 8 năm 2012, tàu thám hiểm Curiosity đã hạ cánh xuống Miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa, bắt đầu khám phá bề mặt để tìm các dấu hiệu về cuộc sống quá khứ.

Tàu thám hiểm Curiosity đã thực hiện một số khám phá sâu sắc trong thời gian đó, bao gồm bằng chứng cho thấy miệng núi lửa từng là một đáy hồ khổng lồ và phát hiện nhiều khí mê-tan.

Tàu cũng đã chụp những hình ảnh về một số đặc điểm địa hình thú vị, nhiều trong số đó đã lan truyền sau khi những bức ảnh được chia sẻ với công chúng qua các vật thể hình khuôn mặt, vật thể ngẫu nhiên (hay còn gọi là pareidolia) vẫn tồn tại trên sao Hỏa.

Không chỉ dừng tại đó, tại vị trí Sol 3474 (ngày 15 tháng 5 năm 2022), Camera hành trình của Curiosity rover (Mastcam) đã chụp được một bức ảnh đặc biệt thú vị cho thấy những chiếc gai nhô ra khỏi mặt đất.

Các cạnh vật thể lạ cho thấy, nó có thể là vật liệu sót lại sau sự xói mòn của đá trầm tích xung quanh, điều này phù hợp với các bằng chứng khác do Curiosity thu được cho thấy xói mòn và trầm tích phổ biến như thế nào ở Miệng núi lửa Gale.

Theo Viện Nghiên cứu SETI đã viết dòng tweet về nó và đưa ra lời giải thích có thể tương đối hợp lý. Theo họ giải thích, các gai có khả năng là "mảnh vụn vật liệu của các vết nứt gãy cổ trong đá trầm tích" bị bỏ lại khi lớp đá xung quanh (làm bằng vật liệu mềm hơn) bị xói mòn.

Điều này trùng hợp với thời kỳ Noachian (khoảng 4,1 đến 3,7 tỷ năm trước) khi sao Hỏa có bầu khí quyển dày đặc hơn, môi trường ấm hơn và nước chảy trên bề mặt của nó.

Sự di chuyển của nước vào miệng núi lửa Gale đã dẫn đến sự hình thành các đặc điểm trầm tích, giống như các lớp đá tạo nên chân núi Sharp.

Mặc dù ngày nay sao Hỏa không bị xói mòn do nước, nhưng nó vẫn trải qua những cơn bão bụi khổng lồ có thể làm xói mòn các mặt đá trầm tích.

Tuy nhiên, dòng tweet đã truyền cảm hứng cho một loạt các đề xuất và lý thuyết về nguồn gốc vật thể hình gai.

Có quan điểm cho rằng, chúng có thể là fulgurite, các ống thủy tinh được tìm thấy trong các vùng cát, hình thành khi sét đánh và làm cho cát và đá silica hợp nhất. Mặc dù đây là một khả năng, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.

Huỳnh Dũng- Theo Phys

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-nhung-chiec-gai-ky-la-tren-sao-hoa-thach-do-ca-chuyen-gia-1746320.html