Bé gái 8 tháng tuổi chết tức tưởi vì vật dụng quen thuộc nhà nào cũng có

Nắp chai nước được coi là thứ đồ bình thường và vô hại, thậm chí nó còn được dùng làm đồ chơi cho nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên, không ngờ rằng nó lại là nguyên nhân chính gây ra cái chết đau đớn của bé Jane.

Mới đây, câu chuyện của bé Rhea Jane 8 tháng tuổi, người Philippines tử vong đang khiến cư dân mạng xôn xao bởi nguyên nhân cái chết của bé không phải gì khác mà lại chính là do một cái nắp chai nước, thứ mà hầu hết trong gia đình nào cũng có.

Hình ảnh bé Rhea Jane(Ảnh: Ronda Brigada)

Theo lời mẹ bé bé Rhea Jane cho biết, mọi người trong gia đình chị cũng khó có thể hình dung được sự việc đã xảy ra như thế nào bởi lúc đó, chị vừa chợp mắt, Rhea Jane đang ngồi trong xe đẩy tập đi và bà của bé là người trông coi. Không may rằng có một chai nước ngọt cỡ 1l ở gần đó, nắp vặn hờ hỏng lẻo. Bà của bé bé Janecho rằng, có thể cháu mình đã với được cái nắp này và cho vào miệng.

Khi phát hiện ra Rhea Jane bị hóc nghẹn, người mẹ choàng tỉnh dậy, cùng với bà tìm cách lấy chiếc nắp chai khỏi miệng con. Nhưng khi họ có thể làm được điều này thì tổn hại đã xảy ra. Bác sỹ cho biết bé Rhea Jane đã bị thiếu oxy lên não vì tai nạn này, nên qua đời không lâu sau đó.

Nắp chai nước được coi là thứ đồ bình thường và vô hại, thậm chí nó còn được dùng làm đồ chơi của nhiều đứa trẻ. Thật không ngờ, nó lại là nguyên nhân gây ra cái chết đau đớn của bé Jane.

Câu chuyện của bé Jane một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tới tất cả mọi người nhất là những gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt để ý đến các hành động của con mình và loại trừ mọi mối nguy dù là nhỏ nhất khỏi tầm tay của bé.

Trên thực tế, ngoài những chiếc nắp chai thì trong gia đình bạn còn có những đồ vật khác tưởng chừng như vô hại nhưng hóa ra chúng lại bị liệt kê vào trong danh sách những đồ vật có nguy cơ hóc nghẹn đối với trẻ nhỏ mà chúng ta cần phải lưu ý như:

- Những vật thể nhỏ, tròn có đường kính dưới 4cm (hay bất cứ gì có thể cho lọt qua lõi cuộn giấy vệ sinh): nút áo, nắp chai, đồng xu, pin nút áo , viên bi, những mảnh ghép hình…

- Những sợi dây dài hơn 20cm, những sợi dây lòng thòng hoặc có gắn vào vật thể cố định như dây rèm cửa, dây phơi, dây áo, thắt lưng, dây kéo đồ chơi…

- Những vật thể nguy cơ gây ngạt thở do che miệng và mũi, cản trở việc hô hấp của bé: đồ chơi mềm, đệm, túi nilong và các loại túi khác…

- Những vật thể có thể “bẫy” bé vào không gian kín, khó thoát ra, nguồn cung cấp khí thấp, chẳng hạn như hộp đồ chơi, thùng, tủ, máy sấy, máy rửa…

- Thức ăn như kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo nhau, các loại hạt, nho, snack, xúc xích, cá có xương...

Cách sơ cứu tai nạn hóc , nghẹn cho trẻ mọi cha mẹ nên biết

- Dấu hiệu: Bé có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.

Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.

Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.

Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.

Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần. Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.

Phạm Hậu (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/bon-phuong/be-gai-8-thang-tuoi-chet-tuc-tuoi-vi-vat-dung-quen-thuoc-nha-nao-cung-co-20161107131138285.htm