Bảo đảm công tác hậu cần, góp phần hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW, ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Nghị quyết 623), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP Thái Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần sát với tình hình thực tiễn của đơn vị.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Lý, BĐBP Thái Bình thu hoạch rau xanh tại khu tăng gia của đơn vị. Ảnh: CTV

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Lý, BĐBP Thái Bình thu hoạch rau xanh tại khu tăng gia của đơn vị. Ảnh: CTV

Những hiệu quả đạt được từ việc thực hiện Nghị quyết 623 đã bảo đảm đầy đủ, kịp thời công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của BĐBP tỉnh; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của bộ đội, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh khu vực biên giới biển của tỉnh.

Khi mới triển khai thực hiện Nghị quyết 623, BĐBP Thái Bình đã gặp phải một số khó khăn như: Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp; các thách thức an ninh phi truyền thống, giá cả thị trường thường xuyên biến động... Các đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới biển chịu tác động của điều kiện tựnhiên ven biển, đất đai chật hẹp ảnh hưởng tới quy hoạch doanh trại. Trong khi đó, cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện hậu cần chưa được đổi mới, thay thế kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 623.

Đại tá Vũ Kim Tấn, Chính ủy BĐBP Thái Bình cho biết, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác hậu cần. Trong đó, luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác hậu cần, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ làm công tác bảo đảm hậu cần gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo Phòng Hậu cần, các đơn vị cơ sở tổ chức quán triệt, bổ sung hoàn thiện đầy đủ các loại văn kiện công tác hậu cần phục vụ sẵn sàng chiến đấu.

Để nâng cao công tác quân nhu, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp trọng tâm nhưchính quy nhà ăn, nhà bếp, củng cố, bổ sung hệ thống biển, bảng theo quy định.Các đơn vị trong BĐBP tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốtphong trào thi đua “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”; thường xuyên duy trì nghiêm chế độ kinh tế công khai ngày, tháng; phát huy vai trò Tổ kinh tế, Hội đồng quân nhân, các tổ chức quần chúng trong bảo đảm hậu cần.

Công tác tăng gia sản xuất của BĐBP Thái Bình đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hay, mô hình mới phù hợp điều kiện thực tế. Các đơn vị đã chủ động được nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ. Hiện nay, 100% các đơn vị trong BĐBP Thái Bình đã tựtúc được rau xanh, các loại thực phẩm khác tự túc được 25-30%. Bên cạnh đó, các đơn vị đã tích cực, chủ động khai thác tạo nguồn đẩy mạnh tăng gia sản xuất; quy hoạch, phân khu chức năng tăng gia sản xuất; hệ thống giàn tăng gia được kiếncố bằng cột bê tông; có đủ diện tích trồng rau xanh, vườn cây ăn quả; hệ thống chuồng trại chăn nuôi phù hợp với từng đơn vị. Nhờ đó, phong trào thi đua “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” trong BĐBP Thái Bình đã đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực.

Trước những diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, phòng,chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan trong đơn vị; duy trì tỷ lệ quân số khỏe hằng năm trên 98,6%. Các cán bộ, chiến sĩ đều có ý thức xây dựng nếp sống khoa học, luyện tập tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Thái Bình đã tích cực, chủ động trồng, phát triển đa dạng hóa chủng loại vườn thuốc Nam tại các đồn Biên phòng để tạo nguồn dược liệu tự nhiên.

Cán bộ Hải đội 2, BĐBP Thái Bình chăm sóc đàn gia cầm của đơn vị. Ảnh: Hợp Khánh

Cán bộ Hải đội 2, BĐBP Thái Bình chăm sóc đàn gia cầm của đơn vị. Ảnh: Hợp Khánh

Trong quy hoạch doanh trại, các đơn vị đã đầu tư xây dựng đồng bộ, chính quy. Bám sát tiêu chí của Nghị quyết 623 và sự chỉ đạo của cấp trên, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thái Bình đã bảo đảm kịp thời, đầy đủ các tiêu chuẩn về điện, nước, doanh cụ cho bộ đội sinh hoạt theo đúng quy định.

Hiện nay,100% các đơn vị trong BĐBP Thái Bình đã xóa dứt điểm nhà cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng; có hệ thống tắm nước nóng cho bộ đội về mùa Đông; có đầy đủ hồ sơ pháp lý quản lý đất quốc phòng; hầu hết các cơ sở dùng nước sạch sinh hoạt. Cán bộ, chiến sĩ đã được quán triệt, thực hiện tốt các quy định, chỉ thị, hướng dẫn về sử dụng an toàn và thực hành tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày.

Cùng với đó, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đã ban hành quy chế trong việc quản lý, sử dụng điện, nước an toàn và tiết kiệm; bảo đảm đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn doanh cụ, doanh trại; thống kê theo dõi trên sổ sách cụ thể, chặt chẽ, sắp xếp khoa học, thống nhất. Cơ quan hậu cần đã phối hợp chặt chẽ với công ty vệ sinh môi trường đô thị của địa phương để thu gom và xử lý rác thải. Nhờ đó, cảnh quan môi trường trong đơn vị luôn sạch đẹp, thoáng mát.

Giai đoạn 2012-2022, có 2 tập thể, 2 cá nhân thuộc BĐBP Thái Bình được Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Xây dựng vàquản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”.

Trong 10 năm qua, các mặt công tác hậu cần của BĐBP Thái Bình đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Qua đó, góp phần bảo đảm đời sống và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ được tốt hơn, doanh trại được quy hoạch, xây dựng chính quy, khang trang, sạch đẹp... Những kết quả toàn diện trong thực hiện Nghị quyết 623 của BĐBP Thái Bình đã góp phần bảo đảm cho BĐBP tỉnh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Thu Minh

Nguồn Biên Phòng: https://bienphong.com.vn/bao-dam-cong-tac-hau-can-gop-phan-hoan-thanh-thang-loi-moi-nhiem-vu-duoc-giao-post453051.html