Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng

(CAO) Hội thảo "Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” được tổ chức ngày 15-1 tại TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng tham vấn cho Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng đầy chông gai.

(CAO) Hội thảo "Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” được tổ chức ngày 15-1 tại TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng tham vấn cho Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng đầy chông gai.

Phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu khẳng định rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến mong muốn, chống được tham nhũng cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năng xảy ra tham nhũng.

Các đại biểu thảo luận bên lề hội thảo

Coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến nội xâm. Để làm được điều này cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời, quyết liệt. Do vậy, phải tiến hành nghiêm chỉnh việc dạy và học, giáo dục và thực hành đạo đức trong toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các công sở, các tổ chức kinh tế - xã hội, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Một bộ luật đạo đức của xã hội là cần thiết phải tính đến, đồng thời trong giáo dục, phải coi đạo đức là môn học hàng đầu, ở tất cả các bậc học. Tất cả mọi người lao động, các công chức bắt buộc phải qua khóa học đạo đức công chức, công vụ trước khi ngồi vào nhiệm sở.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện trưởng Viện Triết học đặt thẳng vấn đề: quốc nạn tham nhũng cho đến nay được ví nguy hiểm như một cuộc nội xâm, tuy nhiên người dân vẫn nghi ngờ vào tính nghiêm minh của pháp luật, vào sự trong sạch của cán bộ chính quyền, của các cơ quan công quyền trong cuộc chiến này. Theo ông Chuẩn, trong những năm gần đây đã nổi lên một số vụ tham nhũng điển hình khiến niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền xuống thấp.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Cụ thể như vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn về mức độ và về tính chất rất phức tạp. Nhưng liệu còn có bao nhiêu vụ như vậy chưa bị phanh phui, còn bao nhiêu những kẻ tham nhũng chưa bị bại lộ? Vị này cũng nhắc lại việc ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, đã nêu công khai vấn nạn tham nhũng bằng quyền lực, khi chỉ ra "khoản tham nhũng” cứng trị giá 100 triệu để thi vào công chức, tại phiên bế mạc Kỳ họp HĐND thủ đô Hà Nội. "Chỉ có điều là mức mà ông Dực đưa ra là quá thấp so với những gì mà người dân thường nói đến. Thực tế, hậu quả của tệ nạn "mua chức, mua quyền” là sau khi mua được chức và ngồi vào một cương vị nào đó thì người ta tìm mọi cách để xoay sở, kể cả những cách trắng trợn nhất để thu lại số vốn đã bỏ ra và làm sao để có lãi”.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=681&id=487742&mod=detnews&p=