Bài thuốc chữa bệnh từ các loài động vật có nọc độc

Những loài động vật có nọc độc như rắn, rết, bọ cạp... lại trở thành nguyên liệu chế bài thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả.

1. Cá nóc. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cá nóc làm sạch luộc lấy thịt 100g, rau cần ta 150g, gia vị gừng, hành, tiêu, mắm muối nấu canh ăn tuần vài lần. Sử dụng rất tốt với người có bệnh tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, ù tai khó ngủ. Ngoài ra, cá nóc nấu với hoa lý, rau đắng ăn đều tốt. Ảnh: Thiên đường cá cảnh.

Hỗ trợ điều trị thận hư nhiễm mỡ: Cá nóc 1 con (250g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần. Dùng 10 ngày là một liệu trình.
Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

2. Bọ cạp (toàn yết). Chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống: Bột toàn yết 4g, địa long 3g, cam thảo 2g. Bọ cạp bỏ đầu chân, địa long rửa sạch sao vàng, tất cả xử lý tán bột trộn đều. Chia 5-6 lần uống trong ngày. Ảnh: KhoaHoc.tv.

Chữa thận hư, tai điếc: Bài thuốc bao gồm: Toàn yết 49 con, sinh khương 49 lát. Cả hai vị thuốc đem sao, tán nhỏ trộn đều. Vào khoảng 10h tối, mỗi lần uống 4g thuốc bột, uống với rượu. Sau khi uống nếu thấy say cũng đừng ngại, thấy tai vo vo là thuốc có dấu hiệu tốt. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Trị trúng phong, mắt miệng méo xệch: Bài thuốc bao gồm: Toàn yết 4g, bạch phụ tử 12g, tằm vôi 12g. Tất cả đem sao, tán bột trộn đều, ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống 4g thuốc bột, uống với rượu. Ảnh: Tin Nóng.

Giải độc, trị mụn nhọt độc sưng tấy: Bài thuốc bao gồm: Toàn yết 3 phần, quả dành dành 7 phần.

3. Con rắn: Dạng thuốc cao dán ngoài, dán hay đắp vào chỗ đau.
Dùng nọc rắn với liều lượng thích hợp dưới dạng thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ. Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng dung giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối của bệnh này. Ảnh: Nằm Mơ Thấy.

4. Con ong: Nọc ong chữa khỏi nhiều bệnh như thấp khớp, viêm dây thần kinh, huyết áp cao, viêm đa khớp, hen, suy nhược thần kinh, đau cột sống, viêm mống mắt...

5. Con rết. Chữa mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức, áp-xe: Rết to 5 con, để sống hoặc nhúng nước nóng già 70-80 độ hoặc đã làm khô, ngâm ngập cồn 90 độ khoảng 100ml trong 10 ngày, để càng lâu càng tốt. Ngày bôi 1-2 lần. Nếu mụn mới sưng sẽ tan ngay. Hoặc lấy rết ngâm dầu vừng với tỷ lệ như trong rượu rết, nhưng phải để vài tháng mới dùng. Ảnh: nammothay.net.

Chữa chín mé (đầu ngón tay chân sưng đau): Rết phơi khô, tán bột, hòa với mật lợn, bôi nhiều lần trong ngày. Ảnh: AloBacsi.

Chữa trĩ: Rết sấy khô, tán nhỏ mịn, trộn với ít bột long não và rượu. Bôi hằng ngày. Ảnh: Bệnh Trĩ.

Chữa ung nhọt, mụn mạch lươn ở trẻ em: Rết 24g, đốt thành than, cho vào nhựa thông 200g đã nấu chảy cùng với dầu lạc 32g, khuấy đều. Để nguội, cho vôi bột 16g vào, lại khuấy đều cho thật nhuyễn thành cao. Khi dùng, phết cao lên giấy, dán vào nhọt. Đối với nhọt chưa vỡ mủ, cứ hai ngày thay thuốc một lần; đối với nhọt đã vỡ mủ, ngày thay một lần. Ảnh: Cách trị mụn trứng cá.

6. Con nhện: Chữa đái dầm, mồ hôi trộm, trẻ em chậm biết đi, còi cọc: Nhện 1-2 con (được nhện đang ôm trứng càng tốt) hoặc bao trứng nhện 1-2 cái (còn nguyên trứng hoặc đã nở con) sao hoặc nướng vàng, tán bột, uống làm hai lần trong ngày. Ảnh: VietQ.

Chữa chảy máu cam, vết đứt: Lấy bao trứng nhện xé rách nút vào lỗ mũi hoặc dán vào chỗ đứt. Ảnh: thuocthang.vn.

7. Con cóc. Theo Tạp chí Trung y 1985, có thể điều trị các loại ung thư gan, vú, bạch cầu, bệnh lao, tim mạch (như ngoại tâm thu, cơn đau thắt ngực) bằng dung dịch Hoa Thiềm tố (chất chiết xuất từ nhựa cóc) theo đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Chú ý không để nhựa cóc văng vào mắt. Ảnh: Kiến Thức.

Từ lâu, Đông y đã dùng thịt cóc để làm thuốc, chủ yếu trị suy dinh dưỡng trẻ em, hao gầy, chậm lớn... Viên cam cóc, gồm bột thịt cóc 100g, bột chuối tây 150g, bột lòng đỏ trứng gà 20g, tất cả trộn đều làm thành viên 4g, mỗi ngày uống 4 viên (chia 2 lần) với nước nóng. Ảnh: Ích Nhi. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).

Nhật Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/bai-thuoc-chua-benh-tu-cac-loai-dong-vat-co-noc-doc-842988.html