Bãi bỏ thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Bộ Tài chính có đề xuất nêu trên nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Quy định thuế giá trị gia tăng đã sửa đổi nhiều lần nên không còn phù hợp

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của các cục hải quan tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính đã rà soát toàn bộ nội dung Thông tư số 83/2014/TT-BTC (Thông tư 83). Được biết, thông tư này được xây dựng dựa trên quy định pháp luật thuế GTGT tại thời điểm năm 2014 và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2012.

Kết quả rà soát cho thấy, sau khi Thông tư số 83 được ban hành, pháp luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Điều này dẫn đến nhiều quy định của Thông tư số 83 không còn phù hợp. Đồng thời, căn cứ pháp lý của việc ban hành thông tư này cũng đã có sự thay đổi.

Hiện tại, pháp luật thuế GTGT được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đồng thời, chính sách thuế GTGT đã có quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, thuế suất thuế GTGT đối với các loại hàng hóa, dịch vụ và điều kiện về hồ sơ, thủ tục để áp dụng các chính sách thuế GTGT.

Do vậy, Bộ Tài chính đã dự thảo thông tư bãi bỏ Thông tư số 83. Việc bãi bỏ Thông tư số 83 cũng nhằm để giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Không tạo ra khoảng trống pháp lý và ảnh hưởng số thu ngân sách

Theo Bộ Tài chính, bên cạnh việc pháp luật về thuế GTGT đã sửa đổi nhiều lần dẫn đến các nội dung tại Thông tư số 83 không còn phù hợp, thì trên thực tế người nộp thuế và cơ quan hải quan không sử dụng Thông tư số 83 để kê khai, tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc kê khai tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu đang được thực hiện theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

Việc bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC góp phần tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin trong kê khai, tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

Hiện nay, Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về mức thuế GTGT đối với các loại hàng hóa cũng như hồ sơ, thủ tục để áp dụng các mức thuế này.

Theo quy định của pháp luật thuế GTGT, về nguyên tắc, thuế suất thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Theo đó, việc bãi bỏ Thông tư số 83 không tạo ra khoảng trống pháp lý; không ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước; không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan hải quan cũng như doanh nghiệp.

Đồng thời, việc bãi bỏ các quy định của Thông tư 83 sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của hội nhập; đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế và khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Việc ban hành thông tư bãi bỏ Thông tư số 83 sẽ đảm bảo nhất quán, đồng bộ trong việc áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; tránh các quy định bị phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan và người nộp thuế trong quá trình kê khai, tính, nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

Hiện nay, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được thực hiện theo Danh mục AHTN (Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN) gồm hơn 10.000 dòng hàng (được sửa đổi, bổ sung 5 năm một lần) căn cứ trên đặc tính lý hóa, đặc điểm cụ thể của sản phẩm.

Trong khi đó, pháp luật thuế GTGT lại quy định thuế suất thuế GTGT dựa trên mục đích sử dụng và hình thức chế biến. Nếu tiếp tục ban hành văn bản quy định thuế suất thuế GTGT theo mã số HS của Danh mục AHTN sẽ dẫn đến sự không thống nhất về pháp luật thuế GTGT.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, việc bãi bỏ Thông tư số 83 là cần thiết để đảm bảo thuận lợi cho các bên; đồng thời, góp phần tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kê khai, tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cơ quan hải quan sẽ xây dựng các hệ thống riêng để xác định thuế suất thuế GTGT theo pháp luật về thuế GTGT)./.

Thống nhất quy định để dễ thực hiện

Theo Bộ Tài chính, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được thực hiện theo Danh mục AHTN gồm hơn 10.000 dòng hàng (được sửa đổi, bổ sung 5 năm một lần) căn cứ trên đặc tính lý hóa, đặc điểm cụ thể của sản phẩm.

Trong khi đó, pháp luật thuế GTGT lại quy định thuế suất thuế GTGT dựa trên mục đích sử dụng và hình thức chế biến. Nếu tiếp tục ban hành văn bản quy định thuế suất thuế GTGT theo mã số HS của Danh mục AHTN sẽ dẫn đến sự không thống nhất về pháp luật thuế GTGT.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/bai-bo-thong-tu-huong-dan-thuc-hien-thue-gia-tri-gia-tang-de-tao-thuan-loi-cho-doanh-nghiep-140521.html