Bãi biển la liệt vẹm 'nướng' vì nắng nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ

Tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương lúc này là cảnh vẹm chết hàng loạt phủ đầy các bãi đá, miệng chúng há rộng như bị luộc chín. Đây là tác động của đợt nắng nóng kỷ lục gần đây.

 Sự kết hợp giữa mức nhiệt cao kỷ lục và hạn hán trong hai tuần qua tại Canada và miền Tây nước Mỹ đã giết hàng trăm triệu sinh vật biển và đe dọa tới nhiều sinh vật nước ngọt, theo một ước tính sơ bộ. Ảnh: Christopher Harley.

Sự kết hợp giữa mức nhiệt cao kỷ lục và hạn hán trong hai tuần qua tại Canada và miền Tây nước Mỹ đã giết hàng trăm triệu sinh vật biển và đe dọa tới nhiều sinh vật nước ngọt, theo một ước tính sơ bộ. Ảnh: Christopher Harley.

 “Cảm giác như một bộ phim lấy bối cảnh sau ngày tận thế”, Christopher Harley, một nhà sinh học biển thuộc Đại học British Columbia. Ảnh: Christopher Harley.

“Cảm giác như một bộ phim lấy bối cảnh sau ngày tận thế”, Christopher Harley, một nhà sinh học biển thuộc Đại học British Columbia. Ảnh: Christopher Harley.

 Tiến sĩ Harley quan sát lượng vẹm sống tại một đoạn bờ biển, diện tích nơi sinh sống của vẹm tại bờ biển ấy, và tỷ lệ vẹm chết. Từ đó, ông ước tính hàng trăm triệu con vẹm đã chết. Cộng với các loài khác sống giữa bãi vẹm và trên bờ biển (như cua cư sĩ, dưa biển,…), số sinh vật tử vong lên tới hơn 1 tỷ. Ảnh: Global News.

Tiến sĩ Harley quan sát lượng vẹm sống tại một đoạn bờ biển, diện tích nơi sinh sống của vẹm tại bờ biển ấy, và tỷ lệ vẹm chết. Từ đó, ông ước tính hàng trăm triệu con vẹm đã chết. Cộng với các loài khác sống giữa bãi vẹm và trên bờ biển (như cua cư sĩ, dưa biển,…), số sinh vật tử vong lên tới hơn 1 tỷ. Ảnh: Global News.

 Ảnh nhiệt giáo sư Harley chụp bãi vẹm chết tại công viên Lighthouse, Vancouver vào ngày 28/6. Thanh bên phải thể hiện nhiệt độ cao và thấp nhất của những sự vật trong ảnh. Ảnh: Christopher Harley.

Ảnh nhiệt giáo sư Harley chụp bãi vẹm chết tại công viên Lighthouse, Vancouver vào ngày 28/6. Thanh bên phải thể hiện nhiệt độ cao và thấp nhất của những sự vật trong ảnh. Ảnh: Christopher Harley.

 “Chưa đến nơi nhưng tôi đã ngửi thấy mùi hôi thối vì rất nhiều sinh vật ở đó đã chết từ hôm trước, mà đó chưa phải là ngày nóng nhất trong 3 ngày liên tiếp”, ông Harley kể về chuyến đi ngày 27/6 tới bãi biển Kitsilano, thành phố Vancouver, Canada. Ảnh: Christopher Harley.

“Chưa đến nơi nhưng tôi đã ngửi thấy mùi hôi thối vì rất nhiều sinh vật ở đó đã chết từ hôm trước, mà đó chưa phải là ngày nóng nhất trong 3 ngày liên tiếp”, ông Harley kể về chuyến đi ngày 27/6 tới bãi biển Kitsilano, thành phố Vancouver, Canada. Ảnh: Christopher Harley.

 Là một nhà khoa học, ông Harley ban đầu rất hưng phấn khi chứng kiến tác động thực tế của biến đổi khí hậu - chủ đề ông đã nghiên cứu từ lâu. “Nhưng càng đi và càng nhìn, tôi càng thấy mọi thứ trầm xuống”, tiến sĩ Harley nói. Ảnh: Hama Hama Oysters.

Là một nhà khoa học, ông Harley ban đầu rất hưng phấn khi chứng kiến tác động thực tế của biến đổi khí hậu - chủ đề ông đã nghiên cứu từ lâu. “Nhưng càng đi và càng nhìn, tôi càng thấy mọi thứ trầm xuống”, tiến sĩ Harley nói. Ảnh: Hama Hama Oysters.

 Chịu thiệt hại nhất trong đợt nắng nóng này là loài vẹm xanh chuyên bám vào đá. Đây là loài sinh vật quan trọng trong sinh thái biển vì chúng tạo ra môi trường sống cho những loài vật khác. Ảnh: Christopher Harley.

Chịu thiệt hại nhất trong đợt nắng nóng này là loài vẹm xanh chuyên bám vào đá. Đây là loài sinh vật quan trọng trong sinh thái biển vì chúng tạo ra môi trường sống cho những loài vật khác. Ảnh: Christopher Harley.

 Các nhà khoa học đang suy nghĩ về hiệu ứng domino từ đợt vẹm chết hàng loạt này. Một lo ngại là liệu vịt biển, loài ăn vẹm xanh vào mùa đông trước khi di cư để sinh sản, có đủ thức ăn để sống sót qua hành trình di cư hay không. Ảnh: Hama Hama Oysters.

Các nhà khoa học đang suy nghĩ về hiệu ứng domino từ đợt vẹm chết hàng loạt này. Một lo ngại là liệu vịt biển, loài ăn vẹm xanh vào mùa đông trước khi di cư để sinh sản, có đủ thức ăn để sống sót qua hành trình di cư hay không. Ảnh: Hama Hama Oysters.

 “Điều khiến tôi lo lắng là nếu các đợt nắng nóng như vừa qua xảy ra 5 hoặc 10 năm một lần, thay vì 1.000 năm một lần, (các bãi vẹm) có thể chịu ảnh hưởng lớn trong thời gian quá ngắn để thực sự hồi phục”, ông Harley nói. “Hệ sinh thái khi ấy sẽ biến đổi lớn”. Ảnh: Christopher Harley.

“Điều khiến tôi lo lắng là nếu các đợt nắng nóng như vừa qua xảy ra 5 hoặc 10 năm một lần, thay vì 1.000 năm một lần, (các bãi vẹm) có thể chịu ảnh hưởng lớn trong thời gian quá ngắn để thực sự hồi phục”, ông Harley nói. “Hệ sinh thái khi ấy sẽ biến đổi lớn”. Ảnh: Christopher Harley.

Quốc Đạt

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/bai-bien-la-liet-vem-nuong-vi-nang-nong-ky-luc-o-bac-my-post1237391.html