Bắc Ninh chăm lo Tết cho công nhân bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Tết Tân Sửu 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ở tỉnh Bắc Ninh có nhiều công nhân, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Tỉnh đã chỉ đạo công đoàn và chính quyền các cấp chăm lo cho công nhân lao động.

Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh trao quà tặng công nhân xa quê ở lại đón Tết tại nhà trọ thuộc thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu (huyện Quế Võ).

Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh trao quà tặng công nhân xa quê ở lại đón Tết tại nhà trọ thuộc thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu (huyện Quế Võ).

Tết Tân Sửu 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ở tỉnh Bắc Ninh có nhiều công nhân, người lao động không có điều kiện về quê đón Tết. Tỉnh đã chỉ đạo công đoàn và chính quyền các cấp chăm lo cho công nhân lao động.

Tỉnh triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) và vận động người lao động ở lại đón Tết tại nơi làm việc, nơi tạm trú, không về quê đón Tết để bảo đảm an toàn phòng dịch cho bản thân và cộng đồng. Các cấp công đoàn tỉnh phối hợp chính quyền, chủ sử dụng lao động hỗ trợ tiền ăn Tết, tổ chức thăm, tặng quà và các hoạt động vui Tết tại nơi làm việc, nơi tạm trú cho người lao động bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực. Theo đó, các cấp công đoàn tỉnh đã thành lập 18 đoàn công tác tổ chức thăm hỏi, tặng hơn 1.700 suất quà tới đoàn viên, người lao động khó khăn, không thể về quê đón Tết. Tỉnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà lực lượng bảo vệ tại 30 chốt kiểm soát dịch Covid-19 của các huyện: Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài; tặng quà các đơn vị trực tiếp làm việc trong dịp Tết. Toàn tỉnh có gần 4.300 đoàn viên, người lao động đăng ký ở lại đón Tết tại nơi làm việc, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp với hơn 2.500 người, trong đó có hơn 2.000 trường hợp do ảnh hưởng dịch Covid-19, 440 trường hợp tăng ca dịp Tết...

* Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, tiến tới liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững theo chuỗi thực phẩm an toàn như: Chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác truyền thông, vận động và nâng cao ý thức các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thị trường, phát huy vai trò nông hộ, trang trại trồng trọt và chăn nuôi, các tổ hợp tác và hợp tác xã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể, chuỗi siêu thị và nhà hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn cách thức sản xuất an toàn, bảo đảm chất lượng và truy xuất nguồn gốc như quy trình sản xuất theo GAP, HACCP, ISO… cho các đối tác có liên quan; tổ chức nhiều diễn đàn liên kết, trao đổi, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân; khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ trong tỉnh và ngoài tỉnh, hỗ trợ gắn tem điện tử (QR code) nhận diện và truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 800 cuộc tuyên truyền, vận động cơ sở, doanh nghiệp liên kết tạo các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn, thu hút hơn 24.500 lượt người tham dự. Hiện tỉnh có 60 cơ sở được xác nhận sản phẩm cung ứng thực phẩm an toàn với 37 sản phẩm.

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/bac-ninh-cham-lo-tet-cho-cong-nhan-bi-anh-huong-dich-covid-19-635429/