Ba Lan chi 'mạnh tay' sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực K2PL

500 xe tăng chiến đấu chủ lực K2PL sẽ được ra mắt thông qua chương trình hợp tác quốc phòng quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Ba Lan.

Theo báo cáo của Bộ tài sản nhà nước Ba Lan, vào ngày 27/3/2024, các cuộc thảo luận gần đây giữa Ba Lan và Hàn Quốc đã tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt chú ý đến việc giải quyết các thách thức chuyển giao công nghệ. Ảnh: PISM.

Một điểm thảo luận quan trọng là sự hợp tác giữa Tập đoàn Hyundai Rotem của Hàn Quốc và Polska Grupa Zbrojeniowa SA (PGZ SA) của Ba Lan để phát triển dự án xe tăng KP2L, thỏa thuận này tiếp tục nêu bật sự hợp tác ngày càng tăng giữa hai quốc gia. Ảnh: Defence24.

Trước đó ngày 26/3, trong một cuộc phỏng vấn, ông Euiseong Lee, Phó Chủ tịch phụ trách các Hệ thống phòng thủ của Hyundai Rotem cho biết về sự tham gia của Ba Lan trong việc sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực "Báo đen" K2.Ảnh: Wikimedia Commons.

Ông Lee nhấn mạnh, dự án tập trung vào việc chuyển giao công nghệ và tiến hành sản xuất trong nước, với kế hoạch sản xuất khoảng 500 xe tăng ở Ba Lan. Mục tiêu là đưa Ba Lan trở thành trung tâm sản xuất xe tăng của Hàn Quốc, đủ sức cạnh tranh trên thị trường châu Âu. Ảnh: Armored Warfare.

Về góc độ kinh tế, dự án KP2L sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Ba Lan, bởi khoản đầu tư lên đến 60 tỷ USD. Tuy nhiên, có một số lo ngại liên quan đến việc Chính phủ Ba Lan kiểm toán các hợp đồng, nhưng ông Lee vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào tiến độ của dự án, đồng thời nhấn mạnh sự cống hiến của Hyundai Rotem trong việc hỗ trợ an ninh và phát triển công nghiệp của Ba Lan. Ảnh: I24news.

Mặt khác, Hàn Quốc cũng đã có những sửa đổi trong luật pháp nhằm tạo điều kiện tăng vốn của Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng EXIM), tạo nhiều thuận lợi về tài chính với khoản vay lên tới 16 tỷ USD giúp Ba Lan mua vũ khí.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính trong tương lai cho Bộ Quốc phòng Ba Lan, đồng thời đàm phán thêm để đi đến hoàn thiện các điều khoản trong gói hỗ trợ này, sau một thỏa thuận không đạt được vào tháng 12/2023.

Tại trụ sở Cơ quan Giám sát Tài chính Ba Lan, một cuộc họp được tổ chức với sự tham dự của các nhân vật chủ chốt như Kim Joo-hyun, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc và Jacek Jastrzębski, Chủ tịch Cơ quan Giám sát Tài chính Ba Lan, nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn với Kênh Quốc phòng 24, Giám đốc điều hành Hanwha Aerospace Jae-il Son nhấn mạnh: “Việc sửa đổi lập pháp về khả năng cho vay của KEXIM tạo tiền đề cho sự hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước”.

Sự hợp tác giữa Hanwha Aerospace và Ba Lan bắt đầu bằng việc cung cấp pháo tự hành "Sấm sét" K9 vào năm 2022 và các bệ phóng tên lửa phóng loạt K239 Chunmoo vào năm 2023.

Không những thế hợp tác này sẽ phát triển xa hơn thông qua nhiều sáng kiến khác nhau, tập trung vào chuyển giao công nghệ, sản xuất tại địa phương và phát triển phần cứng quân sự thế hệ tiếp theo. Trọng tâm là chương trình phát triển pháo tự hành K9A3, hứa hẹn sẽ đột phá về tính cơ động và khả năng hỏa lực.

Điều này nhấn mạnh chiến lược của Hanwha Aerospace trong việc tích hợp ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan vào quy trình sản xuất của mình, tập trung vào chuyển giao và nội địa hóa công nghệ, đặc biệt đề cập đến hệ thống nạp đạn mô-đun 155mm, được phản ánh trong hợp đồng K9 EC2 ký hồi tháng 12/2023.

Ngoài việc cung cấp thiết bị, Hanwha Aerospace còn tận dụng tiềm năng của ngành công nghiệp Ba Lan để phát triển các loại đạn dược mới cho quân đội, với sự tham gia của các công ty Hàn Quốc trong việc sản xuất đạn 155 mm.

Thứ trưởng Ba Lan Marcin Kulasek khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ này và bày tỏ mong muốn hợp tác liên tục, nhấn mạnh cam kết chung nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Lê Quang (Theo Army Recognition)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-lan-chi-manh-tay-san-xuat-xe-tang-chien-dau-chu-luc-k2pl-1974778.html