Áp dụng tiêu chuẩn GACP giúp dược liệu có dược tính cao, chất lượng tốt hơn

Bà Hà Thị Thơm cho rằng, việc áp dụng thực hành tiêu chuẩn GACP trong nuôi trồng dược liệu tại HTX đem lại hiệu quả là dược liệu thu hái được có dược tính cao hơn, chất lượng tốt hơn.

Tại buổi Giao lưu trực tuyến "Đào tạo, nuôi trồng dược liệu tạo ra cây thuốc có giá trị cao hơn" do Báo Sức khỏe và Đời sống vừa tổ chức, bà Hà Thị Thơm - Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và dược liệu Mai Châu (Hòa Bình) đã chia sẻ với bạn đọc về cách trồng và chăm sóc cây dược liệu trong thời gian qua.

Nói về hiệu quả từ việc áp dụng thực hành tiêu chuẩn GACP trong nuôi trồng dược liệu, bà Hà Thị Thơm cho rằng, việc áp dụng thực hành tiêu chuẩn GACP trong nuôi trồng dược liệu tại HTX đem lại hiệu quả là dược liệu thu hái được có dược tính cao hơn, chất lượng tốt hơn. Từ đó, giá trị kinh tế của dược liệu sẽ cao hơn, đem lại thu nhập tốt hơn cho người trồng. Đồng thời, thực hành tiêu chuẩn GACP giúp bảo vệ đất tốt hơn, từ đó giảm thiểu chi phí cho việc cải tạo, phục hồi đất.

Bà Hà Thị Thơm - Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và dược liệu Mai Châu (Hòa Bình). Ảnh: Tuấn Anh.

Trong thời gian tới, HTX sẽ nhân rộng một số loại cây dược liệu bản địa như cây bồ kết, kháo vàng, quế rừng, bồ hòn. Tầng dưới sẽ phát triển các cây như hoàn ngọc, chè hoa vàng, cát sâm, khôi nhung tía, lan kim tuyến... Ở khu vực đất ruộng sẽ trồng cây địa hoàng, sâm đại hành…

Bên cạnh đó, để đối phó với thời tiết xấu, bất lợi, chúng tôi đã triển khai trồng cây dược liệu dưới tán rừng và lựa chọn loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Cùng với đó, HTX có kế hoạch trồng các cây tán cao nhưng có thể thu hái quả để tận dụng giá trị kinh tế ở khu vực đồi trọc để bảo vệ cây dược liệu trồng bên dưới. Một giải pháp quan trọng là lựa chọn loại cây trồng phù hợp, có sức chống chịu tốt với thời tiết xấu.

Bà Hà Thị Thơm cũng thông tin thêm, việc chăm sóc và bảo vệ cây dược liệu cần đúng quy trình, thực hiện triệt để tiêu chuẩn GACP - là các nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của dược liệu, từ đó bảo đảm các tiêu chí trong thực hành cây thuốc tốt.

Trong thời gian tới, HTX sẽ nhân rộng một số loại cây dược liệu bản địa như cây bồ kết, kháo vàng, quế rừng, bồ hòn. Tầng dưới sẽ phát triển các cây như hoàn ngọc, chè hoa vàng, cát sâm, khôi nhung tía, lan kim tuyến... Ở khu vực đất ruộng sẽ trồng cây địa hoàng, sâm đại hành…

Vườn Xạ đen của người dân tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Hoabinh.gov.vn.

Việc phát triển vùng trồng, lựa chọn địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng, chính vì vậy, bà Hà Thị Thơm cho rằng, thổ nhưỡng và giao thông là hai tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn địa điểm trồng dược liệu.

Lợi thế của Mai Châu trong việc trồng dược liệu là có thổ nhưỡng phù hợp vì trước đây ở khu vực này đã thu hái được nhiều loài cây dược liệu quý ở tự nhiên. Cùng với đó, khí hậu mát mẻ cũng phù hợp cho nhiều cây dược liệu phát triển tốt.

Được biết, Hợp tác xã đang trồng cát sâm và khôi nhung tía, và một số thảo dược bản địa như an xoa, thành ngạnh, cây thu hái ở tự nhiên. Việc nuôi trồng các cây dược liệu nói trên đã thực hiện theo tiêu chuẩn GACP, từ lựa chọn giống cây, địa điểm trồng, cách chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản... Tất cả phải tuân theo tiêu chuẩn GACP.

Sốc phản vệ sau uống thuốc chữa viêm họng | SKĐS

Mộc Trà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ap-dung-tieu-chuan-gacp-giup-duoc-lieu-co-duoc-tinh-cao-chat-luong-tot-hon-16923111810235257.htm