Ăn miếng trả miếng, Ukraine dùng tên lửa S-200 tấn công mục tiêu Nga

Vào ngày 28/6, Ukraine đã phóng hai tên lửa phòng không S-200 nhằm vào phía tây nam nước Nga, cho thấy khả năng leo thang các cuộc tấn công tên lửa trong lãnh thổ Nga.

Ngày 28/7, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa đạn đạo, được chuyển đổi từ tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô sản xuất, để tấn công vào khu vực Taganrog, thành phố cảng thuộc vùng Rostov của Liên bang Nga.

Mặc dù giới chức Nga tuyên bố đã bắn hạ được tên lửa này, khi nó đang lao tới, nhưng mảnh vỡ của nó rơi xuống khu đô thị, khiến hơn chục người bị thương. Nhìn đoạn video cho thấy, tên lửa của Ukraine đã bắn trúng mục tiêu cực kỳ gọn gàng, không hề có dấu hiệu bị đánh chặn và hiệu ứng nổ tạo ra cũng rất lớn.

Bất chấp cuộc tấn công của Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng không có thương vong hay thiệt hại nào. Tuy nhiên, tướng Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng, đã chỉ đạo Cục Tác chiến của Quân đội Nga, xác định vị trí các cơ sở lưu trữ, địa điểm huấn luyện và trận địa các hệ thống S-200 của Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova cho biết, tên lửa Ukraine đã bắn trúng mục tiêu Taganrog, đồng thời cho rằng đây là một cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng. Kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ tấn công và cho biết, Nga bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp trả đũa nghiêm khắc.

Và khi bà Zakharova còn đang “lên án” Ukraine, thì quân đội Nga đã dùng tên lửa siêu thanh Kinzhal tấn công tòa nhà cao tầng, được coi là Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ở Dnipro vào ngày 28/7, khiến 9 người bị thương. Có thể thấy đây là đòn trả đũa, “ăn miếng trả miếng” của Nga và Ukraine.

Taganrog là thành phố lớn của Nga trên bờ biển Azov, cách Donetsk 60 km và cách biên giới Ukraine khoảng 48 km. Theo hãng tin Mỹ CNN, loại UAV tự sát Shahed-136 do Iran cung cấp đã đến Nga qua cảng này. Taganrog cũng có một căn cứ không quân lớn của Nga và là trung tâm chỉ huy bay của Không quân Nga.

Việc Ukraine phóng tên lửa vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga được coi là những trường hợp hiếm gặp, cho thấy khả năng leo thang về cường độ của cuộc xung đột. Trước đó vào ngày 9/7, Ukraine dùng tên lửa S-200 tấn công các vùng Crimea, Rostov và Kaluga để “thử” hệ thống phòng không Nga.

S-200 là hệ thống phòng không được Liên Xô phát triển và trang bị từ cuối thập niên 1950. NATO gọi nó là tên của NATO là SA-5 Gammon (chân giò lợn muối), là một trong những hệ thống phòng không tầm cao và có tầm bắn xa nhất thế giới lúc bấy giờ.

S-200 chủ yếu sử dụng đánh chặn máy bay ném bom chiến lược và tên lửa chiến lược của phương Tây, đầu đạn nặng 218 kg, tầm bắn chiến đấu từ 17-300 km, độ cao chiến đấu 0,3-40 km, xác suất tiêu diệt mục tiêu của một tên lửa là 70%.

Bước sang thập niên 1980, S-200 dần bị thay thế bởi hệ thống phòng không S-300 hiện đại hơn và cơ động hơn và hiện nay S-200 đã lạc hậu, nên được Quân đội Ukraine chuyển sang làm tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất. Có thể coi là như tận dụng tối đa mọi thứ.

Trước đó, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Zaluzhny nói rằng, ông sẽ tấn công các mục tiêu của Nga: "Các đối tác không dám cung cấp vũ khí cho chúng tôi và chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí của chính mình để làm điều này". Rõ ràng, S-200 là một trong số vũ khí "chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí của riêng mình" như lời tướng Zaluzhny nói.

Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Ukraine, ông Kamyshin trước đó đã tuyên bố: "Chúng tôi đang xây dựng sức mạnh của Ukraine với tư cách là nhà sản xuất vũ khí. Chúng tôi đã đạt được thành công bước đầu và tôi không thể tiết lộ thêm, nhưng điều quan trọng nhất là sản xuất tên lửa".

Trong cuộc chiến này, cho dù quân đội Ukraine hiện có ưu thế tuyệt đối trên chiến trường thì cũng chỉ có thể phòng bị trước đòn tấn công bằng tên lửa tầm xa của Nga. Ukraine tuyệt đối không có khả năng bắn hạ những máy bay ném bom chiến lược tầm xa như T-95MS hay Tu-22M3 của Nga.

Những máy bay ném bom chiến lược của Nga thường ẩn nấp ở khu vực Biển Caspi, cách rất xa lãnh thổ Ukraine để phóng tên lửa, khiến hệ thống phòng không Ukraine nằm ngoài tầm với. Và đòn trả đũa của Ukraine, chỉ có thể dừng lại ở việc tung ra các cuộc tấn công bằng UAV tự sát vào các sân bay của Nga.

Còn nếu Ukraine muốn đạt được sự trả đũa “có đi có lại” với Nga, như Nga đã từng làm với Ukraine, thì họ sẽ phải sở hữu những loại tên lửa tấn công tầm xa, UAV tự sát loại lớn. Nhưng các loại vũ khí này, hiện Ukraine không thể sản xuất được.

Bị hạn chế bởi sự thiếu hụt tên lửa tầm xa của riêng mình, Ukraine đã nhiều lần yêu cầu sự hỗ trợ từ phương Tây nhưng không được. Còn với loại tên lửa Storm Shadow, sau khi nhận được “sự cam kết của Kiev”, đó là không được dùng để tấn công vào lãnh thổ Nga, thì chính quyền Anh mới quyết định viện trợ.

Việc thiếu vũ khí tấn công tầm xa, càng khiến Ukraine “bức xúc hơn” và đẩy mạnh việc phát triển tên lửa tầm xa của riêng mình, đó chính là tên lửa đạn đạo Thunder 2. Hiện tại, không có bằng chứng đáng tin cậy nào về việc tham chiến của tên lửa này, nhưng phía Nga tố cáo Ukraine sử dụng Thunder 2 để tấn công bán đảo Crimea.

Nhưng cách nhanh nhất là cải tạo những hệ thống phòng không S-200 cũ do Liên Xô sản xuất thành tên lửa đạn đạo tầm xa. Trong tương lai, Ukraine sẽ phát triển tên lửa tầm trung và tầm xa có khả năng tấn công Nga là điều có thể khẳng định. https://www.eurasiantimes.com/new-ukraine-hits-russia-with-a-gigantic-8-ton-missiles/ https://bulgarianmilitary.com/2023/07/30/missile-that-once-downed-an-israeli-f-16i-attacked-russia-today/

Khoảnh khắc tên lửa S-200 của Ukraine đánh vào thành phố Taganrog. Nguồn Twitter

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-mieng-tra-mieng-ukraine-dung-ten-lua-s-200-tan-cong-muc-tieu-nga-1883273.html