Ai đang kiểm soát tài sản toàn cầu?

Đồ họa “Kim Tự tháp” trên cho thấy sự phân bổ tài sản trên toàn cầu dựa trên Báo cáo Tài sản Toàn cầu hàng năm của Ngân hàng Đầu tư và Công ty Dịch vụ Tài chính đa quốc gia (UBS) năm 2023.

PHÂN BỔ TÀI SẢN TOÀN CẦU

Như đã nói, tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh do trả qua thời kỳ lãi suất thấp kéo dài. Việc đảo ngược chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới năm 2022 khiến lãi suất tăng trở lại, kéo theo lượng tài sản của nhóm người giàu cũng sụt đi đáng kể.

Tuy nhiên, các tỷ phú vẫn kiểm soát phần lớn lượng tài sản toàn cầu. Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, tài sản ròng tư nhân trên toàn thế giới hiện tại đang ở mức 454,4 nghìn tỷ USD. Có tới 45,8% trong số tài sản này thuộc về nhóm người sở hữu tài sản trên 1 triệu USD.

Ngoài ra, mhóm sở hữu 100.000 - 1 triệu USD có tỷ trọng lớn tiếp theo, ở mức 39,4% tổng tài sản ròng của hộ gia đình, tương đương 178,9 nghìn tỷ USD.

Có thể thấy rằng quyền sở hữu tài sản bắt đầu giảm đáng kể trong các nhóm kế tiếp. Những người sở hữu từ 10.000 đến 100.000 USD chỉ kiểm soát 13,6% tài sản toàn cầu. Số người thuộc tầng lớp trung lưu này đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua do sự bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc.

Một sự thật thú vị là số lượng người nhằm trong nhóm sở hữu tài sản thấp nhất đã giảm đáng kể kể từ năm 2000. Số liệu chỉ rằng, từ năm 2000 - 2022, tầng lớp này đã giảm từ 80,7% xuống 52,5% dân số toàn cầu và dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Mặc dù vậy, tổng tỷ trọng tài sản của nhóm này chỉ chiếm 1,2% tổng tài sản toàn cầu.

TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI

Cũng theo báo cáo, dự kiến đến năm 2027, tài sản toàn cầu ước tính đạt 629 nghìn tỷ USD. Đồng thời, tỷ lệ dân số trưởng thành nắm giữ trên 1 triệu USD cũng sẽ tăng từ 1,1% lên mức 1,5%.

Trong khoảng thời gian này, số triệu phú toàn cầu dự kiến sẽ đạt 86 triệu người. Bảng dữ liệu dưới đây cho thấy điều này dự kiến sẽ thay đổi như thế nào ở một số quốc gia.

Bảng dữ liệu đã cho thấy mức tăng trưởng hai con số về số lượng triệu phú được dự đoán ở nhiều thị trường, trong đó Trung Quốc, Brazil và Vương quốc Anh được dự báo sẽ có mức tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2027.

Nhìn chung, tổng tài sản toàn cầu được dự báo sẽ tăng trung bình 6,7% vào năm 2027 dựa trên dự báo lạm phát toàn cầu hiện tại và dự báo GDP.

Bảo Trâm

Nguồn Thương Gia: https://thuonggiaonline.vn/ai-dang-kiem-soat-tai-san-toan-cau-post544962.html