Ừ thì… “thảo mai”

Thảo mai là gì? Chưa có từ điển nào của Việt Nam định nghĩa từ này, chỉ biết rằng đó là một từ đang được sử dụng rất phổ biến trong giới showbiz Việt... Tra trên google thì những đường link hiện ra cũng chỉ là những câu hỏi giống như tôi vừa đặt, cũng có vài câu trả lời nhưng mà mỗi người theo mỗi kiểu, không ai thống nhất với ai. "Thảo mai" bắt nguồn từ đâu? Tôi không biết cụm từ “thảo mai” bắt nguồn từ đâu, chỉ biết rằng khi mới vào nghề tôi đã được nghe một đồng nghiệp từ một tờ báo teen sử dụng. Khi tôi hỏi từ này nghĩa là gì và từ đâu có nó thì cũng chẳng ai trả lời được. Đến bây giờ, khi “thảo mai” được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho nó. Theo những người “trong giới”, “thảo mai” dùng để ám chỉ những người có cách giao tiếp khéo léo, ngọt ngào, không mất lòng ai. Tuy vậy, người “thảo mai” lại không được người khác thích vì nó thiêng về tính giả tạo, không thật tình, bằng mặt không bằng lòng. Không phủ nhận rằng, khi đã là người của công chúng, ai cũng cố gắng cư xử khéo léo để không gây mất lòng người khác, và bất kỳ ai làm được điều này cũng được đánh giá cao, kể cả được “đàn em” nghiêng mình nể phục. Thế nhưng, khéo léo ngọt ngào đến mức người khác gọi là “thảo mai” thì thật là… chán. Từ “hồi xửa hồi xưa”, có một câu nói “chuẩn” về hai mẫu hình trong cách ửng xử truyền thông: “Bắc Hồng Nhung - Nam Lam Trường”. Quả thật, khi đặt bất kỳ câu hỏi nào cho hai nhân vật này, họ đều trả lời rất trôi chảy và “đúng khuôn mẫu”. Chính vì thế, không ít phóng viên cho rằng chẳng hứng thú gì khi thực hiện phỏng vấn với họ, nhất là với chị Bống Hồng Nhung, bởi lẽ không cần hỏi cũng biết chị ấy sẽ trả lời theo hướng nào, ý tứ ra sao. Đây cũng là lý do vì sao thời đó người ta thích đọc những bài viết cùng cách trả lời “nổi loạn” của Phương Thanh, của Đàm Vĩnh Hưng hơn, thậm chí tại thời điểm hiện tại, cách trả lời không an toàn, không thảo mai của “các nàng Trinh” vẫn luôn được săn đón. Với tôi, với hơn 7 năm trong nghề, tôi không cổ xúy ch

Thảo mai là gì? Chưa có từ điển nào của Việt Nam định nghĩa từ này, chỉ biết rằng đó là một từ đang được sử dụng rất phổ biến trong giới showbiz Việt. .. Tra trên google thì những đường link hiện ra cũng chỉ là những câu hỏi giống như tôi vừa đặt, cũng có vài câu trả lời nhưng mà mỗi người theo mỗi kiểu, không ai thống nhất với ai.

"Thảo mai" bắt nguồn từ đâu?

Tôi không biết cụm từ “thảo mai” bắt nguồn từ đâu, chỉ biết rằng khi mới vào nghề tôi đã được nghe một đồng nghiệp từ một tờ báo teen sử dụng. Khi tôi hỏi từ này nghĩa là gì và từ đâu có nó thì cũng chẳng ai trả lời được. Đến bây giờ, khi “thảo mai” được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho nó. Theo những người “trong giới”, “thảo mai” dùng để ám chỉ những người có cách giao tiếp khéo léo, ngọt ngào, không mất lòng ai. Tuy vậy, người “thảo mai” lại không được người khác thích vì nó thiêng về tính giả tạo, không thật tình, bằng mặt không bằng lòng.

Không phủ nhận rằng, khi đã là người của công chúng, ai cũng cố gắng cư xử khéo léo để không gây mất lòng người khác, và bất kỳ ai làm được điều này cũng được đánh giá cao, kể cả được “đàn em” nghiêng mình nể phục. Thế nhưng, khéo léo ngọt ngào đến mức người khác gọi là “thảo mai” thì thật là… chán. Từ “hồi xửa hồi xưa”, có một câu nói “chuẩn” về hai mẫu hình trong cách ửng xử truyền thông: “Bắc Hồng Nhung - Nam Lam Trường”. Quả thật, khi đặt bất kỳ câu hỏi nào cho hai nhân vật này, họ đều trả lời rất trôi chảy và “đúng khuôn mẫu”. Chính vì thế, không ít phóng viên cho rằng chẳng hứng thú gì khi thực hiện phỏng vấn với họ, nhất là với chị Bống Hồng Nhung, bởi lẽ không cần hỏi cũng biết chị ấy sẽ trả lời theo hướng nào, ý tứ ra sao. Đây cũng là lý do vì sao thời đó người ta thích đọc những bài viết cùng cách trả lời “nổi loạn” của Phương Thanh, của Đàm Vĩnh Hưng hơn, thậm chí tại thời điểm hiện tại, cách trả lời không an toàn, không thảo mai của “các nàng Trinh” vẫn luôn được săn đón.

Với tôi, với hơn 7 năm trong nghề, tôi không cổ xúy cho chuyện gây shock, gây scandal trong phát ngôn, nhưng tôi cũng chẳng mặn mà lắm với những người “thảo mai”. Thế mà, bây giờ người người nhà nhà đều thảo mai!

Khi tôi nói chuyện điện thoại với PR mới của một công ty truyền thông, em gái ấy đã làm cho tôi “rợn cả người” với sự ngọt ngào còn hơn mật ong của mình. Nghe em nói mà tôi cứ tưởng tôi với em đã quen nhau từ hồi kiếp trước. Lúc đầu, tôi tưởng em ấy chỉ như thế với mình, hóa ra với phóng viên nào em ấy cũng vậy. Đến khi chúng tôi có những yêu cầu về thông tin với em, em cũng hứa hẹn sốt sắng, nhưng chờ hoài chẳng thấy yêu cầu của mình được đáp ứng.

Ngay cả giới truyền thông, những người cầm bút cũng bị ảnh hưởng bởi cái sự “thảo mai này”. Một đêm nhạc hay được khen là chuyện đương nhiên, nhưng còn với những chương trình, những liveshow có nhiều điểm cần phải được đóng góp ý kiến thì một số “phóng viên” cũng chẳng dám viết thật lòng. Đến mức một chương trình cực kỳ tẻ nhạt cũng được họ lăng xê bằng cách đăng hình ca sĩ rồi “bình loạn” về trang phục, về nhan sắc. Vì sao lại như vậy? Bởi vì họ “sợ”: sợ mất lòng những gương mặt mà mình chơi chung hay quý mến, sợ chê rồi sẽ bị văn nghệ sĩ “cấm vận”, sợ công ty truyền thông không mời họp báo tiếp và sợ một số thứ tôi cũng không tiện nói ra. Cho nên, ở trong giới phóng viên có một thói quen rất là “hay ho”, đó là nếu ai bị lỡ dịp, không xem được một liveshow, một đêm nhạc hay một bộ phim thì ít khi nào họ tìm bài viết được đồng nghiệp đăng tải để tìm hiểu mà hỏi trực tiếp “phía sau hậu trường”, kiểu như “hỏi thiệt nha, phim này hay không?” hay “tao thấy mày viết khen quá chừng, có hay thiệt không đó?” và hầu hết câu trả lời nhận được cũng đại loại là “thì name của ổng như vậy mày cũng biết chương trình ra sao rồi, hỏi gì nữa” hoặc “mày thấy tao chỉ khen trang phục thôi thì tự hiểu nha”.

Tôi có quen với một “bà chị” cũng khá nổi tiếng trong giới viết lách, chị ấy nói: thời viết bài “đập” đã qua rồi, bây giờ là thời “khen cho nó chết”.

Đúng là hiện nay người ta rất “dị ứng” khi bị người khác chê bai, góp ý. Mỗi khi có một bài viết “chính luận” nhận xét về sản phẩm không như mong đợi thì y như rằng, nghệ sĩ đó hay fan của họ quay qua “ném đá” người viết tơi tả.

Tuy vậy, tôi thấy thật “nguy hiểm” nếu như áp dụng phương châm của “bà chị” ấy. Khi tất cả cùng “thảo mai” với nhau, ai cũng tưởng mình giỏi, ai cũng thấy mình tài năng, chương trình như thế nào cũng cho là hay, đêm nhạc nào cũng cho là tốt và bài viết nào cũng được khen sắc sảo thì chẳng khác gì chúng ta cùng làm trì trệ lẫn nhau.

Ừ thì thảo mai cũng có mặt tốt của nó, nhưng mà một nền showbiz “thảo mai” thì không thể nào là một nền showbiz chuyên nghiệp!

Kim Thanh/

Theo Tinnhanh.vn

Nguồn Vnnew.vn: http://vnnew.vn/index.php?catid=3583:friday&id=16715:u-thi-thao-mai-&Itemid=183&option=com_content&view=article