Quy hoạch ngành than đến 2020: Sản lượng khai thác đạt 60-65 triệu tấn

QĐND – Chiều 23-2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Họp báo công bố quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9-1-2012.

QĐND – Chiều 23-2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Họp báo công bố quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9-1-2012.

Với quan điểm phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung; đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo…

Theo ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, tổng tài nguyên và trữ lượng than của Việt Nam tính đến ngày 1-1-2011 được xác định khoảng 48,7 tỷ tấn; trong đó than đá khoảng 48,4 tỷ tấn, than bùn khoảng 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn. Về khai thác than, phấn đấu sản lượng than thương phẩm toàn ngành đến năm 2020 đạt 60-65 triệu tấn; năm 2030 đạt hơn 75 triệu tấn. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành than, dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành than đến năm 2020 khoảng 317.736 tỷ đồng (bình quân 35.304 tỷ đồng/năm). Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp tác khác.

Để thực hiện được Quy hoạch phát triển ngành than, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt một số giải pháp, cơ chế thực hiện như: Giải pháp đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò; giải pháp áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng; giải pháp về huy động vốn; giải pháp về môi trường... với cơ chế về quản lý tài nguyên và cơ chế tài chính.

Xuân Đức

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/177404/Default.aspx