Phản biện các hoạt động phản đối AMIANG – Kiến nghị

Nguyên nhân và các luận điểm phản đối AMIANG trắng

Trong quá khứ, việc sử dụng sợi amiang không đúng cách như phun, xịt gây phát tán bụi trong không khí cùng với điều kiện làm việc tồi tệ là nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi cho công nhân. Những bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi được phát hiện ngày hôm nay chính là kết quả của việc tiếp xúc với amiang xanh và nâu từ 20 - 40 năm trước.

Hiện nay, có rất nhiều các chiến dịch truyền thông kêu gọi sự ủng hộ cho việc cấm sử dụng amiang chrysotile (amiang trắng) trên toàn thế giới bất chấp những nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế hữu ích của loại sợi này, đánh đồng amiang trắng với amiang nâu và xanh. Đáng tiếc rằng mục tiêu của chiến dịch không hoàn toàn vì sức khỏe cộng đồng mà còn vì những lý do như cạnh tranh thương mại hay tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động chống amiang như kiện tụng, phí luật sư…

LUẬN ĐIỂM 1: Xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiang” và “cách tốt nhất để phòng chống các bệnh liên quan đến amiang là ngừng sử dụng tất cả các loại amiang”. Báo cáo số 903/BC – BYT của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 28/08/2014.

THỰC TẾ: Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) là cơ quan ra quyết định của WHO, bao gồm các đại diện thành viên WHO với chức năng chính là quyết định các chính sách của tổ chức, chỉ định Tổng Giám đốc, quản lý các chính sách tài chính, xem xét và duyệt các chương trình kinh phí đề xuất.

Tháng 5/2007, Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã hướng dẫn cần xem xét và áp dụng các “Phương pháp tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện các quốc gia” khi thí điểm khuyến cáo sử dụng các biện pháp loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang.

Trong Chương trình nghị sự mục 12.13 – Kế hoạch hành động toàn cầu của WHA - về sức khỏe người lao động đã khẳng định sẽ không cấm sử dụng sợi amiang trắng: "WHO sẽ làm việc với các quốc gia thành viên để tăng cường năng lực của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho lãnh đạo các quốc gia về hoạt động liên quan đến sức khỏe của người lao động, xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động, và kích thích sự hợp tác liên ngành. Hoạt động bao gồm các chiến dịch toàn cầu để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang – ghi nhớ là phương pháp tiếp cận trong quản lý phải xét đến sự khác biệt giữa các loại sợi - cần phải được tiến hành sao cho phù hợp với các văn kiện quốc tế và bằng chứng mới nhất về phương pháp can thiệp hiệu quả, cũng như tiêm chủng cho nhân viên chăm sóc sức khỏe chống lại viêm gan siêu vi B, và các hành động khác nhằm giải quyết các ưu tiên về sức khỏe liên quan đến công việc".

Khi tiến hành chiến dịch này, WHO và ILO đã cùng hợp tác soạn thảo “Đề cương phát triển Chương trình Hành động quốc gia loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang”. Bản đề cương sau đó đã được thông qua mà không có sự tham vấn từ đại diện chính phủ và chuyên gia tư vấn các nước và gây ra hiểu nhầm từ "loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang" thành "cấm sử dụng amiang".

Hiện nay, đang có những chiến dịch vận động Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang, tiến tới cấm sử dụng amiang mà không xem xét đến các nghiên cứu khoa học đã tiến hành trên thế giới và tại Việt Nam.

LUẬN ĐIỂM 2: Amiang gây tử vong cho 107.000 người mỗi năm, đâu là sự thật? WHO ước tính rằng ít nhất có 107.000 người chết hàng năm do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô và bụi phổi amiăng do phơi nhiễm nghề nghiệp với amiăng. Thông tin này được đăng tải trên website của WHO và được VIHEMA trình bày tại nhiều hội thảo ở Việt Nam như Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế cùng Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức ngày 17/7; Hội thảo ngày 22 tháng 9 năm 2015 do Cục Quản lý Môi trường Y tế (VIHEMA) - Bộ Y tế phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam tổ chức; Bài trình bày chính thức của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y Tế tại Hội thảo “Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về tác động của amiang trắng đến sức khỏe con người - Biện pháp quản lý phù hợp do Bộ Xây dựng, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức ngày 10/12/2014; website chuyên trang về amiang của VIHEMA http://amiang.org.vn/vi/sample-page...VN-BAN dựa trên đó để chích dẫn trong các bài báo truyền thông, truyền hình và tọa đàm như http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/212832/truc-tuyen--amiang-trang-voi-suc-khoe--doc-hay-khong-.html

THỰC TẾ: Thông tin này của WHO cần được kiểm chứng vì những lý do như sau:

Con số của WHO đưa ra đang mâu thuẫn khi tài liệu Elimination of Asbestos Related Diseases (Loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang) của tổ chức này lại ghi rõ: “Theo ước tính toàn cầu, ít nhất 90.000 người tử vong hàng năm do bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, và bệnh bụi phổi amiang do phơi nhiễm nhề nghiệp với amiang”. Con số tương tự xuất hiện trong mục bệnh nghề nghiệp trên website của WHO.

WHO hoàn toàn không đưa ra được phương pháp đã áp dụng để có được con số này. Các tài liệu tham khảo làm cơ sở cho con số 107 nghìn (hay 90 nghìn) ca tử vong hàng năm thì đều có một điểm chung là những nghiên cứu này gần như không đề cập đến amiang trắng mà chủ yếu dùng từ chung chung là amiang và đưa ra những ước tính dựa trên dữ liệu từ thời amiang amphibole còn được sử dụng rộng rãi. Trong khi trên thực tế thế giới không còn dùng amiang amphibole (amosite và crocidolite). Kết quả của WHO rất đáng nghi ngờ vì Hodgson và Darnton (2000) đã chỉ ra rằng rủi ro bệnh tật khi phơi nhiễm với amiang amphibole cao hơn rất nhiều so với amiang trắng, cụ thể:

Nguồn 7 – Concha – Barrientos M. et al. Selected occupational risk factors. In Ezzati M et al, eds. Comparative quantification of health risks: global and regional burden of diseases attributable to selected major risk factors. Geneva, World Health Organisation; 2004:1651-1801.

Trong suốt bài nghiên cứu, cái tên chrysotile chỉ xuất hiện ở đoạn duy nhất (trang 1687) như sau:

“Trong 20 tài liệu nghiên cứu trên hơn 100.000 công nhân amiang, tỷ lệ tử vong chuẩn hóa dao động từ 1,04 đối với công nhân chrysotile và 4,97 đối với công nhân amosite, và rủi ro trung bình tương đối là 2,00. Khó có thể xác định mức độ phơi nhiễm vì chỉ một vài nghiên cứu có thông tin đo lường và việc chuyển đổi số liệu amiang lịch sử tính bằng triệu hạt bụi trên một foot khối sang đơn vị trọng lượng. Tuy vậy, với mức phơi nhiễm thấp, sự gia tăng về rủi ro ung thư phổi được chẩn đoán là nhỏ.”

Nghiên cứu này cũng trích dẫn bài nghiên cứu của Steenland và cộng sự (1996) mang tên “Đánh giá các chất gây ung thư nghề nghiệp”, trong đó có tổng hợp 20 nghiên cứu trên công nhân phơi nhiễm với amiang cách đây 20 – 50 năm, và không ghi rõ liệu có bất cứ phơi nhiễm amiang amphibole nào ở các nghiên cứu này không.

Nguồn 11 – Driscoll T. el al. The global burden of non-malignant respiratory disease due to occupational airborne exposures. American Journal of Industrial Medicine, 2005, 48(6):432-445.

Nguồn này cũng trích dẫn nghiên cứu của Hodgson và Darnton (2000), khẳng định rủi ro ung thư khi phơi nhiễm với crocidolite là 400 trên 100.000/sợi.năm trên ml, amosite là 65 trên 100.000/sợi.năm trên ml, và chrysotile là 2 trên 100.000/sợi.năm trên ml.

LUẬN ĐIỂM 3: Không có ngưỡng phơi nhiễm an toàn với amiang? Không có ngưỡng an toàn cho việc phơi nhiễm với sợi amiang nên ở bất cứ mức phơi nhiễm nào, dù là rất thấp thì con người vẫn có thể mắc ung thư. Vì thế, cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng. Luận điểm này được Cục Quản lý Môi trường Y tế (VIHEMA) - Bộ Y tế nêu ra trên website http://vihema.gov.vn/ShowNews.aspx?lang=vn&cat=014&nid=6985; trong rất nhiều Hội thảo/ Hội nghị và gần đây nhất là do ThS Nguyễn Văn Khuông – Tổng thư ký - Hội Khoa học – Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam đưa ra ngày 20/08/2015 tại tọa đàm trực tuyến “Nỗ lực dừng sử dụng amiang trắng vào năm 2020” trên báo điện tử Tiền phong, báo Đại Đoàn Kết… http://daidoanket.vn/khoa-giao/cham-dung-amiang-se-la-toi-ac/67633…Ảnh chụp các nhân vật tham gia tọa đàm trên hầu hết các diễn đàn trực tuyến đều có sự xuất hiện của đại diện các tổ chức thuộc VN-BAN như Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam;Hội Hóa Học Việt Nam; Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Nhóm hợp tác thúc đẩy phát triển chính sách y tế dựa vào bằng chứng (EBHPD); Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi chính phủ (NGO-IC)

THỰC TẾ: Hiện tại các nhà khoa học “chưa tìm ra ngưỡng an toàn cho rủi ro ung thư” khi phơi nhiễm với amiang (Tham luận của Carolyn Vickers, WHO tại Hội thảo kỹ thuật về amiang chrysotile, ngày 30-31 tháng 3 năm 2015 tại Geneva, Thụy Sỹ). Câu này sau đó bị hiểu lầm hoặc cố tình bị đánh tráo khái niệm là “không có ngưỡng phơi nhiễm an toàn”. Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, không có sự gia tăng về rủi ro ung thư khi phơi nhiễm với amiang trắng được khống chế ở mức 1 sợi/mL:

Nghiên cứu của nhà khoa học Weill, H., Hughes, J. and Waggenspack, C. (1979) – American Review of Respiratory Disease 120(2):345-354 điều tra trên 5.645 công nhân sản xuất amiang xi măng cho thấy không có sự gia tăng về tỷ lệ tử vong khi phơi nhiễm amiang chrysotile trong 20 năm ở mức độ tương đương hoặc thấp hơn 100 MPPCF.y (tương ứng với xấp xỉ 15 sợi/ml.năm).

(Weill, H., Hughes, J. and Waggenspack, C. (1979) Influence of dose and fibre type on respiratory malignancy risk in asbestos cement manufacturing. American Review of Respiratory Disease. 120(2):345-354)

Nghiên cứu trong 39 năm về tỷ lệ tử vong của công nhân bị phơi nhiễm với amiang trắng ở Hy Lạp của L. Sichletidis D., Chloros D., Spyratos A.-B., Haidich I., Fourkiotou M., Kakoura D. and Patakas (2008) cho thấy không có trường hợp nào của u trung biểu mô được báo cáo. Tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của dân số Hy Lạp. Nồng độ sợi được đo thường xuyên và luôn ở dưới mức cho phép. Thời điểm và nguyên nhân tử vong được ghi lại ở cả công nhân đã nghỉ hưu và đang làm việc. Kết luận của các tác giả: Phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang trắng nguyên chất ở trong mức độ cho phép không liên quan đến sự gia tăng đáng kể của ung thư phổi hay u trung biểu mô.

(Sichletidis L., Chloros D., Spyratos D., Haidich A.B., Fourkiotou I., Kakoura M., Patakas D. (2009) Mortality from occupational exposure to relatively pure chrysotile: a 39-year study. Respiration. 78(1):63-8.)

Các kết quả nghiên cứu của Thomas công bố năm 1982 (Vương Quốc Anh) khi nghiên cứu 1.970 công nhân của nhà máy chuyên sử dụng sợi chrysotile để sản xuất tấm lợp amiang xi măng và các nghiên cứu của Mc Donal. J C Liddell (Canada) công bố trong các năm 1993 và 1997 khi nghiên cứu 11.000 công nhân làm việc ở nhà máy tuyển chrysotile ở mỏ Quebec Canada cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm công nhân này không có khác biệt so với nhóm người không tiếp xúc với chrysotile.

(Thomas H.F., Benjamin I.T., Elwood P.C. and Sweetnam P.M. (1982) Further follow-up study of workers from an asbestos cement factory. British Journal of Industrial Medicine 39(3):273-276.)

Nghiên cứu của Gardner, M.J., Winter, P.D., Pannett, B. and Powell, C.A. (1986) được công bố trong British Journam of Industrial Medicine: Nghiên cứu đoàn hệ được tiến hành trên 2.617 đối tượng trong khoảng năm 1941 và 1983. Không có tỷ lệ mắc ung thư phổi vượt mức bình thường hay các tỷ lệ tử vong vượt mức bình thường liên quan đến amiang được tìm thấy, khi nồng hộ sợi dưới 1 sợi/ml, mặc dù ở một số nơi nhất định tại nhà máy nồng độ có thể cao hơn.

(Gardner MJ, Winter PD, Pannett B, Powell CA. Follow up study of workers manufacturing chrysotile asbestos cement products. Br J Ind Med. 1986;43:726–732.)

Nguyễn Xuân Triều (1999), nghiên cứu về ung thư trung biểu mô màng phổi đã sinh thiết màng phổi cho 203 bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi tại 04 bệnh viện, tìm thấy 15 trường hợp (7,5%) ung thư trung biểu mô. Không có trường hợp nào có tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng[6]. "Nghiên cứu bước đầu về U trung biểu mô màng phổi”. Tạp chí YHQS. Học Viện Quân Y.2/199.tr 12.

Năm 2002-2003, Bộ Tài nguyên Môi trường đã tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp triển khai đề tài: "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người - Kiến nghị các giải pháp". Trong đó Trung tâm Y tế Xây dựng (nay là Bệnh viện Xây dựng) thực hiện nội dung: Nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của amiang đến sức khỏe con người. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sức khỏe trên 1.032 công nhân đang sản xuất và hưu trí trong đó có 14 công nhân hưu trí của 15 cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng đã kết luận: (a) Bệnh bụi phổi amiang chỉ có 04 ca/1032 ca = 0.39% trong số công nhân các cơ sở trên, tỷ lệ này rất thấp so với bệnh bụi phổi silic và các bệnh nghề nghiệp khác như: bệnh bụi phổi silíc ở công nhân khai thác than là 11,62%, công nhân luyện kim đen là 9,7%, công nhân sản xuất xi măng là 11,87%. (b) Không thấy có trường hợp nào có các tổn thương lành tính khác liên quan đến amiang như mảng dày màng phổi và canxi hóa màng phổi (3) Chưa phát hiện được trường hợp nào có các bệnh ác tính như ung thư phổi phế quản và ung thư trung biểu mô trong số công nhân đã khám (4) Hồi cứu hồ sơ lưu của các cơ sở từ trước đến nay chưa có ca nào phát hiện bệnh ung thu phổi ác tính (ung thư phổi, phế quản và mesothelioma) (5) Hồi cứu hồ sơ các trường hợp ung thư trung biểu mô đã chẩn đoán ở Hà Nội và TP HCM từ năm 1991 – 2001 cũng chưa đủ căn cứ kết luận có trường hợp nào liên quan đến sản xuất tấm lợp amiang xi măng ở Việt Nam.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người - Kiến nghị các giải pháp" Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp và đo môi trường lao động cho công nhân ngành sản xuất tấm lợp Amiang xi măng (AC) được Bệnh viện Xây dựng - Bộ Xây dựng triển khai trong 7 năm qua (2008-2014). Đây là chương trình được tổ chức khoa học, bài bản, định kỳ hàng năm và khám cho tổng số 3.590 công nhân các nhà máy tấm lợp AC (những người lao động trực tiếp tiếp xúc với amiang trắng trong sản xuất). Kết quả hội chẩn 6 năm liên tiếp được công bố bởi Hội đồng đọc phim uy tín cho thấy: Không phát hiện tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi liên quan đến amiang chrysotile.

Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã tiến hành triển khai trong 3 năm 2009 – 2011 đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc”. Đây là một hoạt động thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 525/TTg-QHQT ngày 08/4/2009 và Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 2219/QĐ-BYT ngày 19/6/2009. Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng Y đức của Bộ Y tế. Kết quả phỏng vấn tìm tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447 trường hợp (trong 3 năm từ 2009 – 2011 và đây là các trường hợp bệnh liên quan đến amiang bao gồm ung thư phổi, mảng dày màng phổi và ung thư trung biểu mô) vào nhập viện tại 06 bệnh viện lớn tham gia nghiên cứu cho thấy có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô màng phổi (Mesothelioma màng phổi). 39 mẫu bệnh phẩm đối tượng được chẩn đoán ung thư trung biểu mô sau đó được lựa chọn gửi sang Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản đã được chuyên gia Nhật Bản xác định chẩn đoán là 08 trường hợp trong đó không có trường hợp nào có tiền sử rõ ràng tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.

(Cục quản lý Môi trường Y tế. (2011) Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc, 2010 – 2011. Bộ Y tế)

Hồ sơ Quốc gia về amiăng từ 2009 đến 2012 được xây dựng bởi Bộ Y Tế và Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đã kết luận: Trong số các phim chụp X quang và CT scanner cho NLĐ tiếp xúc với amiang từ năm 2004 đến nay, chưa phát hiện được các bệnh liên quan đến amiăng.

(Bộ Y Tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. (2012) Hồ sơ Quốc gia về amiăng 2009 - 2012.)

Phần lớn các nước có sử dụng amiăng chrysotile đều có quy định nồng độ bụi cho phép. Cụ thể như Mỹ quy định nồng độ bụi amiăng chrysotile là 0,1 sợi/cm3 không khí. Canada là 1,0 sợi/cm3. Các nước EU là từ 0,15 sợi/cm3 đến 0,5 sợi/cm3. Các nước trong khối ASEAN như Philippine là 2,0 sợi/cm3. Indonesia là 1,0 sợi/cm3. Thái Lan là 5,0 sợi/cm3. Việt Nam là 1,0 sợi/cm3.

Mức ngưỡng tối đa tiếp xúc được quy định tại Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT là trung bình 0,1 sợi/cm3 trong 8 giờ, và trung bình 0,5 sợi/cm3 trong 1 giờ. Mức quy định này ngang với các nước như Mỹ, Anh và Australia.

LUẬN ĐIỂM 4: Uống nước từ tấm lợp fibro xi măng gây ung thư. Người dân sống dưới mái lợp amiang trắng có nguy cơ mắc ung thư khi sử dụng nước hứng từ mái lợp để uống, sinh hoạt. Phát ngôn của PGS. TS. Nguyễn Huy Nga tại Tọa đàm trực tuyến báo Vietnamnet: Amiang trắng với sức khỏe, độc hay không? (23/12/2014) http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/212832/truc-tuyen--amiang-trang-voi-suc-khoe--doc-hay-khong-.html (tọa đàm có sự tham gia của các thành viên thuộc Vn-BAN)

THỰC TẾ: Khả năng amiang bị phát tán vào nước hứng từ mái lợp là khó có thể xảy ra vì amiang trắng có cấu trúc rỗng, khi được trộn với xi măng, xi măng sẽ lấp đầy khoảng trống bên trong sợi và tạo nên kết cấu vững chắc giữa sợi với xi măng, amiang rất khó có thể thoát ra khỏi cấu trúc này (trừ phi người ta khoan, đục). Và thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ điều này.

Báo cáo ORCA của Ủy ban Hoàng gia Canada kết luận “Sau khi xem xét tất cả các chứng cứ y học, Ủy ban kết luận rằng ăn hay uống nước và đồ ăn chứa amiang với nồng độ như hiện tại ở Bắc Mỹ không liên quan đến sự gia tăng đáng kể về bệnh tật.” (Tại Bắc Mỹ, nhiều đường ống dẫn nước được làm từ xi măng amiang)

“… nên lưu ý rằng, khi tấm lợp xi măng amiang đã bị hư hỏng nặng, …, chúng tôi không quan sát được lượng sợi amiang đáng kể bị phát tán ra từ những vật liệu này.”

Campopiano et al. Ann Occup Hyg, 2009

LUẬN ĐIỂM 5: Chuyên khảo 100C năm 2012 IARC (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế trực thuộc WHO) đã xác định amiang là chất gây ung thư nhóm 1 v việc nghiên cứu tiếp tục theo dõi trong công nhân tiếp xúc để chờ những hậu quả sẽ chắc chắn xảy ra là không phù hợp với quan điểm y đức trong nghiên cứu y học. Báo cáo số 903/BC-BYT của Bộ Y tế Về vấn đề tác hại của amiang trắng đối với sức khỏe con người gửi Thủ tướng Chính phủ - ngày 28/08/2014; Bài trình bày chính thức của VIHEMA tại Hội nghị Báo cáo kết quả Nghiên cứu khoa học về Tác động của amiang trắng đến sức khỏe con người – Biện pháp quản lý phù hợp (10/12/2014) do Bộ Xây dựng phối hợp cùng Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức; Phát ngôn của TS. Trần Tuấn tại Hội thảo Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiang trắng (23/12/2014); Phát ngôn của VIHEMA trên website amiang.org.vn: http://amiang.org.vn/vi/amiang-la-gi.html; Phát ngôn của PGS. TS. Nguyễn Huy Nga và PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Tú tại Tọa đàm trực tuyến báo Vietnamnet: Amiang trắng độc hay không độc ngày 23-12-2014 - http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/212832/truc-tuyen--amiang-trang-voi-suc-khoe--doc-hay-khong-.html

THỰC TẾ: Nếu căn cứ vào tài liệu IARC Monograph để cấm amiang trắng thì chúng ta cũng nên cấm luôn thuốc tránh thai, rượu bia, bụi gỗ, ngành công nghiệp cao su, than đá, sản xuất than cốc, khai thác mỏ dưới lòng đất, sơn, ô nhiễm không khí ngoài trời, sản phẩm nhôm… vì chúng đều nằm trong nhóm 1 các chất gây ung thư của IARC.

Ngoài ra, chuyên khảo 100C của IARC chỉ trả lời câu hỏi đơn giản: amiang có thể gây được ung thư hay không, chứ nghiên cứu này không xét đến rủi ro gây ung thư của mỗi chất (Bernstein et al, 2006), tức là trong hoàn cảnh phơi nhiễm như thế nào thì chất được xếp loại vào nhóm 1 sẽ gây ung thư và rủi ro là bao nhiêu. Quả thực, Chuyên khảo cập nhật năm 2012 (sau khi có phản biện của Bernstein et al, 2006) của IARC đã công nhận điều đó và ghi rõ:

“Chất gây ung thư (cancer hazard) là chất có khả năng gây ung thư trong một số trường hợp, trong khi rủi ro gây ung thư (cancer risk) là ước tính về các tác động gây ung thư được dự báo sau khi phơi nhiễm/tiếp xúc với chất gây ung thư. Chuyên khảo này chỉ đánh giá liệu chất có gây ung thư hay không, mặc dù từ “rủi ro” xuất hiện trong tiêu đề của các Chuyên khảo xuất bản vào những năm trước. Việc phân biệt giữa chất gây ung thư và rủi ro gây ung thư là quan trọng, và Chuyên khảo xác định liệu một chất có thể gây ung thư hay không, kể cả khi rủi ro có thể rất thấp xét mức độ phơi nhiễm như hiện nay, bởi vì cách sử dụng mới với mức phơi nhiễm nằm ngoài dự đoán có thể gây ra những rủi ro cao hơn đáng kể”.

Do đó, không thể sử dụng Chuyên khảo 100C của IARC làm cơ sở để yêu cầu cấm sử dụng amiang trắng vì việc cấm một chất cần phải dựa trên rủi ro bệnh tật trong các điều kiện sản xuất và sử dụng hiện hành. Xét rằng, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi duy nhất amiang chrysotile được sử dụng trong điều kiện có kiểm soát, không có sự gia tăng về rủi ro bệnh tật liên quan đến amiang (xem Luận điểm 2), hiện chưa có cơ sở để cấm chất này, đặc biệt khi chưa có kết nghiên cứu rõ ràng về mức độ an toàn của chất thay thế như nhiều quốc gia (Zimbabwe, Kyrgyzstan) đã phản ánh tại Kỳ họp thứ 7 của Công ước Rotterdam năm 2015. Do đó, việc cấm amiang trắng khi không chứng minh được ảnh hưởng của sợi đến sức khỏe con người là điều phi lý.

LUẬN ĐIỂM 6: Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp do Bệnh viện Xây dựng thực hiện trong 6 năm qua: Kết quả không đáng tin cậy vì Bệnh viện Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, trong khi đó Bộ Xây dựng ủng hộ việc sử dụng amiang trắng có kiểm soát. – PGS. TS. Nguyễn An Lương đã phát ngôn “Ở BVXD, người đọc film về bệnh bụi phổi giỏi nhất là ông PGS. TS. Viện phó của VOSHA năm nay 80 tuổi – chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về các bệnh phổi – có nói sau này không còn ai ở BVXD đọc film cả. Vậy nên VOSHA biết rõ đến chân tơ kẽ tóc BVXD nghiên cứu khoa học đến đâu. Về lý, BXD không nên nghiên cứu về sức khỏe, BXD tham gia rất tốt, hãy nghiên cứu cái gì thay thế tấm lợp” tại Hội thảo Tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang trắng ngày 22/04/2015; BS. Đỗ Thị Vân (NGO-IC) đã phát ngôn “Đề nghị ông Nguyễn Thanh Long thẩm định lại báo cáo của bà Lê Thị Hằng (Bệnh viện Xây dựng) vì báo cáo đó không có giá trị” tại Hội thảo chia sẻ thông tin về kết quả Hội nghị toàn thể các thành viên Công ước Rotterdam, Basel và Stockholm năm 2015 ngày 30/05/2015.

THỰC TẾ: Tại Việt Nam amiang trắng chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất tấm lợp fibro xi măng và thuộc quản lý của Bộ Xây dựng. Bệnh viện Xây dựng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp là một hoạt động thường niên, diễn ra trong 6 năm với đầy đủ hồ sơ lưu trữ công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất tấm lợp. Đây là chương trình được tổ chức khoa học, bài bản và kết quả hội chẩn 6 năm liên tiếp luôn có sự tham gia của các GS. TS. chẩn đoán bệnh đầu ngành Y tế (không phải ngành Xây dựng), như GS. Hoàng Đức Kiệt - Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam cùng các chuyên gia như GS.TS Trương Việt Dũng, chủ nhiệm Khoa Y dược - ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Đỗ Quyết, Phó giám đốc - Bệnh viện quân y 103; GS.TS.BS Trần Thị Ngọc Lan, Phó cục trưởng - Phó Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế; TS.BS Lê Thị Hằng, Tiến sỹ về bệnh bụi phổi, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng. Kết quả của Hội đồng đọc phim uy tín cho thấy: Không phát hiện tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi liên quan đến amiang chrysotile.

Chương trình Khám bệnh nghề nghiệp có thể nói là trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế trong quá trình thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với vấn đề amiang trắng, là cơ sở để xây dựng lộ trình quản lý thích hợp và buộc các nhà máy phải tuân thủ quy định an toàn vệ sinh lao động, là trách nhiệm đối với người lao động trong ngành công nghiệp tấm lợp amiang.

LUẬN ĐIỂM 7: 8 trường hợp ung thư trung biểu mô ở Việt Nam (và con số này thường bị đánh đồng là những trường hợp ung thư do amiang). Trong các bài trình bày, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế thường đưa ra bằng chứng với con số 107.000 người và nhấn mạnh đến 8 trường hợp ung thư trung biểu mô ở Việt Nam có liên quan đến amiang trắng. Những thành viên của VN – BAN sau đó đã phát ngôn trên các Hội thảo, hội nghị và báo chí truyền thông rằng đây là bằng chứng về việc amiang trắng gây ung thư trung biểu mô – như báo VOV Online (không còn đường link gốc – nhưng đã được đăng lại trên các báo như baomoi.vn http://www.baomoi.com/Hon-100-nghin-nguoi-chet-moi-nam-vi-benh-lien-quan-den-amiang/c/17437193.epi); Theo báo Tuyên Giáo Online: “Các nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tại Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp ung thư biểu mô, gần 450 trường hợp nghi ngờ liên quan đến amiăng. Trong số 39 mẫu bệnh phẩm gửi sang Nhật có 8 trường hợp ung thư biểu mô” (http://www.tuyengiao.vn/Home/Y-te-cong-dong/Kien-thuc-suc-khoe/79899/Viet-Nam-da-phat-hien-nhieu-truong-hop-ung-thu-nghi-ngo-lien-quan-den-amiang); Thông tin tương tự cũng được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam online sử dụng để báo cáo lại tin tức hội nghị Kiểm soát bệnh nghề nghiệp và cải thiện ATVSLĐ, chuyên đề các bệnh liên quan đến Amiăng

THỰC TẾ: Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã tiến hành triển khai trong 3 năm 2009 – 2011 đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc”. Đây là một hoạt động thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 525/TTg-QHQT ngày 08/4/2009 và Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 2219/QĐ-BYT ngày 19/6/2009. Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng Y đức của Bộ Y tế. Kết quả phỏng vấn tìm tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447 trường hợp (trong 3 năm từ 2009 – 2011 và đây là các trường hợp bệnh liên quan đến amiang bao gồm ung thư phổi, mảng dày màng phổi và ung thư trung biểu mô) vào nhập viện tại 06 bệnh viện lớn tham gia nghiên cứu cho thấy có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô màng phổi (Mesothelioma màng phổi). 39 mẫu bệnh phẩm đối tượng được chẩn đoán ung thư trung biểu mô sau đó được lựa chọn gửi sang Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản đã được chuyên gia Nhật Bản xác định chẩn đoán là 08 trường hợp trong đó không có trường hợp nào có tiền sử rõ ràng tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.

(PGS. TS. Trần Thị Ngọc Lan và các cộng sự thuộc Cục quản lý Môi trường Y tế. (2011) Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc, 2010 – 2011. Bộ Y tế)

Thực tế, việc quy hết các trường hợp ung thư trung biểu mô ở Việt Nam là do phơi nhiễm với amiang trắng là không khách quan.

Thứ nhất, tỷ lệ 80% bệnh nhân ung thư trung biểu mô là do amiang được đưa ra trong báo cáo của WHO. Tỷ lệ này họ đưa ra dựa trên hai nghiên cứu thống kê dựa trên các số liệu về phơi nhiễm với amiang amphibole và amiang chrysotile. Trong khi đó, ở Việt Nam chỉ có amiang chrysotile được sử dụng.

Nghiên cứu thứ nhất, “Asbestos, asbestosis, and cancer: the Helsinki criteria for diagnosis and attribution” (Scand J Work Environ Health 1997;23(4):311-316) khẳng định “khoảng 80% bệnh nhân ung thư trung biểu mô đã từng ít nhiều có phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang”. Nhưng bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi rõ: “Bỏ qua một số trường hợp ung thư trung biểu mô loại mô học loại lành tính hoặc không rõ ràng có ác tính hay không (…), tất cả các dạng ung thư trung biểu mô ác tính có thể được gây ra bởi amiang, trong đó khả năng gây ung thư của amphibole cao hơn chrysotile”.

Nghiên cứu thứ hai được tham khảo cho tỷ lệ 80% là “The epidemiology of mesothelioma in historical context” của J.C. McDonald, A.D. McDonald (Eur Respir J, 1996, 9, 1932-1942). 80% thậm chí còn không xuất hiện trong nghiên cứu này, ngoại trừ câu sau: “Trong các nghiên cứu thuộc thời kỳ đầu, chỉ có thiểu số các bệnh nhân nam được cho là do phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang, trong khi đó, tùy thuộc vào địa điểm, tỷ lệ hiện nay có thể lên đến 90%”. Tuy nhiên, cũng chính nghiên cứu này nhấn mạnh rằng những nghiên cứu dịch tễ học đều cho thấy tỉ lệ ung thư trung biểu mô cao hơn hẳn ở những mỏ và nhà máy có sử dụng amiang amphibole do độ bền sinh học cao của loại amiang này. Hơn nữa “Amiang trắng dùng trong công nghiệp thường chứa hàm lượng thấp sợi tremolite (một loại amphibole), yếu tố có thể lý giải số lượng ít trường hợp ung thư trung biểu mô được gắn với loại sợi amiang này [tức amiang trắng]”.

Thực tế, khoa học vẫn chưa có câu trả lời liệu amiang trắng có gây ung thư trung biểu mô hay không. Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Kỹ thuật về Amiang Chrysotile tổ chức bởi Ban Thư ký Công Ước Rotterdam ngày 30-31 tháng 3 tại Geneva, TS. Dana Loomis của IARC công nhận rằng bằng chứng hiện nay cho thấy khả năng gây ung thư trung biểu mô của amiang chrysotile thấp hơn amiang amphibole – mặc dù chất lượng dữ liệu còn hạn chế.

Nghiên cứu năm 1998 của Ilgren và Chatfield thậm chí còn kết luận: “Rất có thể chưa từng có bất kỳ trường hợp ung thư trung biểu mô nào được kết luận, chứng minh về mặt lâm sàng và bệnh lý ở bất kỳ ngành công nghiệp sản xuất nào như xi măng, sản phẩm ma sát, hoặc dệt may, với hàng chục nghìn công nhân, nơi chỉ có amiang chrysotile được sử dụng”. (Ilgren and Chatfield. Indoor Built Environ, 1998)

Các tổ chức phi chính phủ khi vận động chính sách y tế đã lấy các con số 107.000 người và 8 trường hợp ung thư trung biểu mô ở Việt Nam như là một bằng chứng bệnh tật do amiang trắng gây ra không là có cơ sở. Việc sử dụng các con số này để trình bày tại các Hội thảo, hội nghị 17/06/2014; 10/12/2013; 23/12/2014; 22/04/2015; 30/05/2015; tọa đàm trực tuyến trên VOV 26/04/2015; và trả lời phỏng vấn trên các báo như Vietnamnet…gây định hướng sai lệch cho truyền thông và dư luận, khiến hiểu sai về kết quả khoa học.

Luận điểm 8: Trình độ của các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa đủ để phát hiện ra bệnh nên các nghiên cứu trong nước không đáng tin cậy.

Thực tế: "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của amiang đối với sức khỏe con người - Kiến nghị các giải pháp" là nghiên cứu cấp Nhà nước do các GS. TS. đầu ngành thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng - Bệnh viện Xây dựng và Trường Đại học Xây dựng thực hiện)

Các chương trình khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân ngành tấm lợp người dân sống quanh khu vực nhà máy tấm lợp fibro xi măng được thực hiện theo các quy trình quy định của Bộ Y tế. Hội đồng hội chẩn được thực hiện bởi đội ngũ các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành tham gia chẩn đoán bệnh trong nước: GS. Hoàng Đức Kiệt - Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam cùng các chuyên gia như GS.TS Trương Việt Dũng, chủ nhiệm Khoa Y dược - ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc - Bệnh viện quân y 103; GS.TS.BS Trần Thị Ngọc Lan, Phó cục trưởng - Phó Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế; TS.BS Lê Thị Hằng, Tiến sỹ về bệnh bụi phổi, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng.

“Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc” là một hoạt động thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nghiên cứu được hỗ trợ bởi các chuyên gia của Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản và được thông qua Hội đồng Y đức của Bộ Y tế. Nghiên cứu được thực hiện bởi PGS.TS.BS Trần Thị Ngọc Lan, nguyên Phó cục trưởng - Phó Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế và các cộng sự như TS. Lương Mai Anh - Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế.

Hồ sơ Quốc gia về amiăng từ 2009 đến 2012 được thực hiện bởi TS. Phạm Văn Hải – Giám đốc Trung tâm Khoa Học Môi Trường và Phát Triển Bền Vững. Nghiên cứu có sự phối hợp tham gia của các GS.TS từ Bộ Y Tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. (2012) Hồ sơ Quốc gia về amiăng 2009 - 2012.)

Nghiên cứu của Viện Vật liệu Xây dựng về tình hình sản xuất, sử dụng tấm lợp xi măng amiang do PGS. TS. Lương Đức Long, Ths. Nguyễn Thị Tâm, Ths. Nguyễn Kiên Cường (2014) thực hiện.

Luận điểm 9: Làng ung thư Lục Đầu Giang, Hải Dương là hậu quả của một nhà máy tấm lợp amiang, khiến nhiều người phải sống với căn bệnh ung thư quái ác. Phát ngôn của 2 cá nhân tự nhận là nạn nhân của amiang trắng do Vn-BAN mời đến tham dự Hội thảo Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiang trắng ngày 23/12/2014 - Ông Trương Quốc Bảo và ông Nguyễn Mạnh Sang (cựu chiến binh, Khu Chợ Sáng - Phố Lục Đầu Giang - Phường Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương). Sau phát ngôn của 2 cá nhân trên, 1 bà (chưa biết tên) đứng lên phát biểu và khóc tại hội thảo “Nghe các bác ở Hải Dương vô cùng đau đớn. 30/100 người đã chết, người khác đang ủ bệnh – chúng ta phải cứu người còn lại. Chồng, con anh chết thì làm thế nào? Dù thế nào cũng cần có tiền bồi thường” (có file ghi âm). Cần có điển hình về 1-2 làng bị ung thư cả làng để cảnh báo, không cần biết có phải thực chất do amiang không nhưng những làng đó ở cạnh nhà máy amiang, cứ đổ tội là do nhà máy tuy nhiên thực chất là người dân xác nhận thấy nhà máy đổ thải amiang ra ngoài môi trường, người ta nhìn vào mới thấy sợ (có thể còn lý do khác nữa nhưng cứ nhấn mạnh như thế, tạo điều kiện cho họ phát biểu thật nhiều, ví dụ Thanh Hóa, Hải Dương…) – Phát ngôn của Vn-BAN tại Hội thảo Tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang trắng ngày 22/04/2015 (Có file ghi âm)

Thực tế: Phát biểu tại Hội thảo Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiang trắng ngày 23/12/2014 tại Hà Nội, Bà Nguyễn Hoàng Phượng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) cho biết ở Hải Dương có 6 nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Hiện nay chưa xác định được nguồn nào đã gây ra ung thư. Cần phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả mới có thể đưa ra kết luận và thông tin trên các phương tiện truyền thông như vậy.

Tuy nhiên sau hội thảo, các báo như Vietnamnet, An ninh Thủ đô đều đưa tin về việc làng ung thư là do có nhà máy sản xuất tấm lợp có sử dụng amiang trắng. Việc thông tin không có cơ sở khoa học, bất chấp hậu quả làm cho dư luận hiểu sai về vấn đề.

Luận điểm 10: Thế giới đã có nghiên cứu về vấn đề này, Việt Nam không cần nghiên cứu thêm mà cứ thế làm theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Phát ngôn của BS. Đỗ Thị Vân (Giám đốc NGO-IC – điều phối mạng lưới Vn-BAN) tại Hội thảo Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiang trắng ngày 23/12/2014; Phát ngôn của đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) trên website www.amiang.org.vn (trang thông tin điện tử chính thức của Cục quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế) http://amiang.org.vn/vi/hello-world.html; Phát ngôn của PGS. TS. Nguyễn An Lương, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Lao động (VN-BAN) tại Hội thảo Tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang trắng ngày 22/04/2015; Phát ngôn của TS. Trần Tuấn tại Tọa đàm trực tuyến báo Vietnamnet: Amiang trắng độc hay không độc ngày 23-12-2014 - http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/212832/truc-tuyen--amiang-trang-voi-suc-khoe--doc-hay-khong-.html; Bài viết đăng trên báo điện tử Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/186576/amiang-trang-gay-ung-thu--khong-can-nghien-cuu-nua-.html

Thực tế: Cách lập luận này không thuyết phục. Việt Nam cần nghiên cứu để có đánh giá toàn diện vấn đề của riêng Việt Nam, từ đó có cách quản lý phù hợp với thực trạng và điều kiện quốc gia. Hơn nữa, như đã đề cập ở Luận điểm 1, nhiều nghiên cứu của thế giới được thực hiện cách đây 20-50 năm, khi amiang amphibole và amiang trắng được sử dụng lẫn lộn và chưa có những quy định nghiêm ngặt về bảo hộ lao động như hiện nay. Việt Nam không thể chỉ căn cứ vào kết quả của những nghiên cứu này vì điều kiện sử dụng amiang trắng như ở Việt Nam hiện nay đã rất khác.

Đây cũng là hành động đúng đắn, thực hiện theo các “Phương pháp tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện các quốc gia” do Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) khuyến nghị liên quan đến loại sợi, thời gian, điều kiện và phương pháp sử dụng amiang trắng.

Nước Mỹ cấm amiang từ những năm 1980 theo đề xuất của EPA, nhưng đến năm 1991, Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ đã hủy bỏ lệnh cấm và lệnh loại bỏ dần dần amiang.

Chính phủ Nga cho phép sử dụng amiang trắng an toàn và có kiểm soát. Phát biểu tại Rotterdam COP 7 diễn ra vào tháng 5/2015 đại điện quốc gia của Nga nói “Khi xem xét vấn đề amiang trắng, chúng ta thường không tính đến thực tế có 2 loại amiang. Amphibole và Serpentine có cấu trúc, thành phần hóa học,… khác nhau, gây tác động khác nhau. Amphibole nguy hiểm hơn và đã nằm trong Phụ lục III. Chrysotile thì đã được sử dụng an toàn từ nhiều năm nay. Nó đang được sử dụng có kiểm soát theo nghị định số 79-r ký ngày 28/01/2013 bởi thủ tướng Nga Medvedev. Vì thế, Liên bang Nga phản đối việc đưa amiang trắng vào Phụ lục III.

Brazil đã thông qua Thỏa thuận Quốc gia về Sử dụng Amiang trắng An toàn. Thỏa thuận này được cập nhật hai năm một lần. Nhờ đó, trong 30 năm qua, Brazil đều tổ chức khám bệnh đều đặn cho công nhân, kể cả những người đã về hưu. Công nhân có quyền yêu cầu thực hiện đánh giá về nồng độ sợi.

Tòa án Tối cao Ấn Độ (01.2011) đã bác bỏ yêu cầu của các Tổ chức Phi chính phủ là cấm sử dụng tất cả các loại Amiang. Yêu cầu này đệ trình lên tòa án từ 2004.

Trung Quốc, Thái Lan vẫn cho sử dụng Amiang an toàn và có kiểm soát

Các nước Singapore, Đài Loan đã từng cấm amiang, nhưng đã rút khỏi danh sách các nước cấm từ 2010.

Mông Cổ (Mongolia) đã rút khỏi danh sách các cấm từ tháng 8/2012 do Chính phủ Mông Cổ đã bãi bỏ Nghị quyết Số 192 (ký ngày 14/07/2010) về việc cấm amiang vào ngày 08/06/2011.

lUẬN ĐIỂM 11: Cứ mỗi 170 tấn amiăng được tiêu thụ sẽ có thêm 1 trường hợp mắc bệnh ung thư trung biểu mô, chưa tính đến các trường hợp mắc các bệnh ung thư phổi, màng bụng, màng tim, buồng trứng hay các bệnh liên quan tới amiăng khác. – Phát ngôn của PGS. TS. Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng VIHEMA) đăng trên báo điện tử Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/198491/them-6-600-ca-ung-thu-neu-dung-amiang-toi-nam-2030.html; Cứ 1 kg amiang, thì nguy cơ ung trung biểu mô tăng 2,4 lần. Cứ mỗi 170 tấn amiang được tiêu thụ, sẽ có thêm một trường hợp mắc bệnh ung thư trung biểu mô – Phát ngôn của TS. BS. Phạm Đức Phúc (Hội Y tế Công cộng Việt Nam) tại hội thảo Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiang trắng (23/12/2014) do EBHPD (thành viên VN-BAN), VIHEMA, Hội Y tế Công cộng Việt Nam (VPHA), Oxfam thông qua Chương trình Hỗ trợ Liên minh và WHO tổ chức.

THỰC TẾ: Tại Việt Nam, ngành sản xuất tấm lợp AC đã tồn tại trên 50 năm, từ năm 1963 đến nay và đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 39 cơ sở sản xuất với công suất thiết kế hơn 110 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động. Theo số liệu ghi nhận từ báo cáo của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 - 90 triệu m2/năm chiếm khoảng 60 - 62% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân 60.000 - 70.000 tấn amiang trắng/năm.

Câu hỏi đặt ra ở đây là việc ước tính theo công thức như trên đã được chuẩn hóa và kiểm nghiệm bởi cơ quan tổ chức nào ở Việt Nam? Như vậy, hiện tại, với 70.000 tấn amiang trắng/năm, Việt Nam đang có 411 trường hợp mắc ung thư trung biểu mô (?). Nếu công thức trên đã được chuẩn hóa và được chấp thuận thì ngành y tế chắc chắn đã có danh sách thống kê ghi nhận các trường hợp bị ung thư trung biểu mô do amiang trắng tại Việt Nam. Trên thực tế, đề tài nghiên cứu cấp bộ của Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc” (trong 2 năm 2010 – 2011), không có trường hợp ung thư trung biểu mô nào có tiền sử rõ ràng tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.

Luận điểm 12: Người nghèo đã nghèo lại còn phải sử dụng tấm lợp amiang, gặp nguy cơ mắc ung thư, không có tiền chữa trị, càng làm tình cảnh ngặt nghèo hơn.

Thực tế: Lập luận này không tính đến vai trò của amiang trắng đối với xã hội. Hiện nay, có khoảng 3.000 sản phẩm tồn tại trong xã hội và sợi amiang trắng được sử dụng trong việc sản xuất nguyên liệu trét mái, dệt may, nhựa, cao su, đệm cửa cho lò nung, các chất liệu dùng để trám chỗ hở tại nơi có nhiệt độ cao, giấy, các sản phẩm cho quân đội, an ninh quốc phòng và ngành công nghiệp hạt nhân…

Tại Việt Nam, sợi amiang trắng cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các lớp đất đá và không khí. Đá thô được khai thác từ các mỏ quặng serpentin là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất phân lân NPK. Sản phẩm thành phẩm sau khai thác được nghiền nhỏ tạo thành bụi serpentin và được sử dụng để sản xuất phân bón cho khoảng 500 công ty sản xuất phân bón ở khắp mọi miền đất nước. Phân lân NPK được nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Sợi amiang trắng tinh khiết nhập khẩu có dạng bột, sợi dài và được sử dụng trong công nghệ sản xuất tấm lợp, ống dẫn nước, má phanh ô tô và các sản phẩm dân dụng cách nhiệt, cách âm khác (hơn 3.000 sản phẩm) như sản xuất vật liệu chống ma sát như má phanh ôtô, đệm lót, khớp ly hợp và phanh cho thang máy; ngành đóng và sửa chữa tàu thủy; nồi hơi trong lĩnh vực phát điện và lĩnh vực công nghiệp; ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng

Vấn đề sức khỏe: Theo Tham luận của TS Jacques Dunnigan (Canađa) tại Hội nghị Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của amiang trắng đến sức khỏe con người – biện pháp quản lý phù hợp, tổng lượng amiang phát tán từ các nguồn tự nhiên thậm chí còn lớn hơn nhiều so với từ các nguồn công nghiệp. Nồng độ amiang trong không khí bên ngoài hiếm khi vượt quá 0,001 sợi/cc, được đánh giá là:

“có thể chấp nhận được” bởi WHO,

“không đáng kể” bởi Ủy ban Amiang Hoàng gia Ontario,

“…không có cơ sở để kiểm soát thêm” bởi Hội Hoàng gia, London

Dưới đây là kết quả một số nghiên cứu đo nồng độ amiang trong không khí:

Nghiên cứu của Tiến sỹ Ericson Bagatin đánh giá rủi ro và tác động đến sức khỏe ở người dân sống dưới mái lợp ximang amiang hơn 15 năm. Nghiên cứu được thực hiện ở các thành phố São Paulo, Goiânia, Salvador, Recife và Rio de Janeiro, những nơi có điều kiện khí hậu và môi trường khác nhau. Phỏng vấn 550 người, 130 nam (23,6%) và 420 nữ (76,4 %). Kết luận: Phơi nhiễm trong và ngoài nhà sử dụng mái lợp ximang amiang ở thời điểm thu thập là tương đương với các vùng đô thị khác từng được nghiên cứu và nằm trong giới hạn cho phép của WHO; trong số những người được khảo sát được kiểm tra lâm sàng, chức năng phổi và chụp cắt lớp độ phân giải cao, không tìm ra tác động đến chức năng hô hấp của sợi amiang.

Tại Úc, nghiên cứu được thực hiện quanh trường học có mái lợp AC cho thấy: nồng độ amiang trong không khí không bao giờ vượt mức 0,002 sợi/ml, nồng độ chủ yếu là 0,0002 sợi/ml. (Báo cáo từ “Nhóm Làm việc về Sản phẩm Xi măng Amiang”, An toàn và Phúc lợi của Tây Úc (1990)

Nghiên cứu tại Đức về nồng độ sợi amiang trong không khí do sự mai mọt của xi măng amiang cho kết quả 1.000 sợi/m3, tương đương 0.001 sợi/cc (Borneman, P. và Hildebrandt, U. (1986))

Nghiên cứu tại Áo so sánh nồng độ sợi amiang ở khu vực có và không có tấm lợp AC cho kết quả:

Khu không có tấm lợp AC: ~ 0,0001 sợi/ml

Khu có tấm lợp AC: ~ 0,0001 f/ml

Nguồn: Felbermayer W và Ussar MB (1980), Báo cáo Viện für Umweltschutz und Emissionfragen, Leoben, Áo.

LUẬN ĐIỂM 13: Phương Tây đã cấm amiang vì amiang gây ung thư trung biểu mô, sao Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng?

THỰC TẾ: Trong quá khứ, có thể nói điều kiện làm việc tồi tệ và việc sử dụng các loại sợi amiang amphibole để phun, xịt lên các tòa nhà là nguyên nhân gây nên gánh nặng bệnh tật cho công nhân và cộng đồng. Do phải trải qua một giai đoạn ủ bệnh nên con số bệnh nhân amiang được phát hiện ngày hôm nay chính là kết quả của việc tiếp xúc với amiăng từ 20 đến 40 năm trước.

Amiang ở EU từng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm với hàm lượng cao như sản phẩm cách nhiệt, dệt may. Các nước EU không còn sử dụng amiang do đây là các nước phát triển, có mức sống cao nên người dân không có nhu cầu sử dụng amiang;

Ngay cả ở EU, amiang trắng vẫn được sử dụng để sản xuất màng điafam ở Đức và Thụy Điển.

Hiện nay có 57 quốc gia cấm sử dụng các loại sợi amiang, trong khi đó 147 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng amiang trắng và các sản phẩm chứa amiang trắng, trong đó có các nước G8 gồm: Mỹ, Canada, Liên bang Nga và các nước: Mexico, Brazil, Ukraine, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam...

(Nguồn: International Ban Asbestos Secretariat - http://ibasecretariat.org/alpha_ban_list.php

Luật đầu tư của Việt Nam số 67/2014/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 ghi rõ amiang amphibole (amiang xanh và nâu) là khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh. Tại điểm 126, Phụ lục IV về Danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Điều 7 của Luật Đầu tư nêu trên quy định: “Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine”

Nước Mỹ cấm amiang từ những năm 1980 theo đề xuất của EPA, nhưng đến năm 1991, Tòa thượng tẩm Hoa Kỳ đã hủy bỏ lệnh cấm và lệnh loại bỏ dần dần amiang.

Tòa án Tối cao Ấn Độ (01.2011) đã bác bỏ yêu cầu của các Tổ chức Phi chính phủ là cấm sử dụng tất cả các loại Amiang. Yêu cầu này đệ trình lên tòa án từ 2004.

Các nước Singapore, Đài Loan đã từng cấm amiang, nhưng đã rút khỏi danh sách các nước cấm từ 2010.

Mông Cổ (Mongolia) đã rút khỏi danh sách các cấm từ tháng 8/2012 do Chính phủ Mông Cổ đã bãi bỏ Nghị quyết Số 192 (ký ngày 14/07/2010) về việc cấm amiang vào ngày 08/06/2011

(Nguồn: International Ban Asbestos Secretariat - http://ibasecretariat.org/alpha_ban_list.php

LUẬN ĐIỂM 14: Có trường hợp amiang gây cháy nổ đã xảy ra ở Hà Nội (Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Tọa đàm VOV online, 14:00 – 16:00, ngày 25/04/2015).

THỰC TẾ: Điều này rất hài hước vì amiang có tính chất chịu lửa, chịu nhiệt, nên amiang không bao giờ cháy, việc amiang là nguyên nhân gây cháy nổ lại càng không thể xảy ra. Hơn nữa, ông Hùng chỉ nói rằng “cháy nổ do tấm lợp amiang gây ra” mà không đưa ra bằng chứng cụ thể về thời gian, địa điểm.

Luận điểm 15: Các hoạt động ủng hộ amiang là do Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam trả tiền để phục vụ lợi ích của mình; Các nhóm lợi ích đã xúi giục Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục sử dụng amiang trắng hay “Chính phủ hiện đang bị thao túng bởi các nhóm lợi ích => sự phản đối của dân là cực kì lớn” – Phát ngôn của TS. Nguyễn Thị Hồng Tú (đại diện WHO Việt Nam) tại Hội thảo Tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang trắng ngày 22/04/2015; Phát ngôn của BS. Trần Song Hào, thành viên của EBHPD thuộc mạng lưới kêu gọi cấm sử dụng amiang ở Việt Nam).

(https://www.facebook.com/saohong.tran/posts/10204860195771945)

Ngày 20/11/2014 trên Facebook của Sao Hồng – hay còn gọi là BS. Trần Song Hào - Thành viên của EBHPD đã đăng nội dung

Ai đã xúi Thủ tướng Việt Nam đi ngược lại thế giới trong lộ trình cấm (nhập khẩu, sử dụng) khoáng chất gây ung thư amiang (Chrysotile Asbestos)...

Trong khi các nước Á Châu đang phê chuẩn Công ước Rotterdam và kiến nghị CẤM AMIANG thì ở Việt Nam người làm ngược lại.

Ông Võ Quang Diệm, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam (Roof-VN) lại kiến nghị Bộ Công thương "xúi" Thủ tướng tiếp tục PHẢN ĐỐI ĐƯA ASBESTOS VÀO PHỤ LỤC III, CÔNG ƯỚC ROTTERDAM

Thực tế: Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp amiang trắng. Tất cả hoạt động đều là nỗ lực của các doanh nghiệp để tìm bằng chứng cho sự an toàn của amiang trắng, là cơ sở khoa học cho hoạt động của mình.

Chính phủ Việt Nam không đưa ra các chính sách, quyết định chỉ bằng sự xúi giục của một ai đó. Mọi vấn đề đều phải có ý kiến tham vấn từ các Bộ ngành liên quan. Việc các cá nhân thuộc nhóm VN – BAN – nhóm vận động chính sách cấm amiang ở Việt Nam cáo buộc như vậy là sự quy chụp và không có cơ sở.

Cần ghi nhớ khi năm 2001, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 01/08/2001 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, đã cấm sử dụng các loại amiang trong sản xuất tấm lợp. Tuy nhiên, quyết định cấm sau đó đã gây ra một số ảnh hưởng đến vấn đề về ngoại giao, kinh tế - xã hội. Vì thế, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – nay là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các Bộ ngành phối hợp triển khai một số đề tài để xem xét lại vấn đề sử dụng amiang trắng như:

Khảo sát thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp - Bộ Tài nguyên - Môi trường giao Đại học Xây dựng thực hiện;

Nghiên cứu tình hình sử dụng amiang trên thế giới - Bộ Xây dựng thực hiện;

Nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của Amiang đến sức khỏe con người” thuộc đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng và những ảnh hưởng của Amiang đối với sức khỏe con người - Kiến nghị các giải pháp" - Trung tâm Y tế Xây dựng (nay là Bệnh viện Xây dựng) thực hiện: - trên cơ sở nghiên cứu tình hình sức khỏe trên 1.032 công nhân đang sản xuất và hưu trí trong đó có 14 công nhân hưu trí của 15 cơ sở sản xuất tấm lợp amiang xi măng.

Chính phủ đã cử một đoàn công tác gồm đại diện các Bộ và cơ quan Chính phủ thực hiện chuyến khảo sát ở Nga, tham khảo kinh nghiệm sử dụng amiang.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 133/2004/QĐ-TTG ngày 20/07/2004 sửa đổi: Cấm hoàn toàn amiang amphibole, sử dụng có kiểm soát chrysotile, không đầu tư mới, không mở rộng các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiang trắng.

Những luận điểm trên chỉ là cách công kích cá nhân được sử dụng trên mạng xã hội để làm ảnh hưởng đến cảm xúc của đám đông.

Luận điểm 16: Việt Nam đã sản xuất được tấm lợp không amiang trắng và được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi – Phát ngôn của ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam) tại Tọa đàm trực tuyến báo Tiền phong: Nỗ lực dừng sử dụng Amiang trắng vào năm 2020 (20/08/2015). Giá của tấm lợp thay thế đắt hơn chỉ 15% so với tấm lợp amiang nên người nghèo vẫn có thể trang trải chi phí này.

Thực tế:

Tại Việt Nam, nhà máy sản xuất tấm lợp thuộc Công ty Cổ phần SX & TM Tân Thuận Cường – Hải Dương được phía Nhật Bản tài trợ dây chuyền công nghệ sản xuất thử nghiệm tấm lợp không amiang trắng. Trên thực tế, ngày 15/10/2013, Cục Kiểm soát Ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên Môi trường đã có đợt kiểm tra và phát hiện công ty này vẫn sử dụng amiang trắng trong quy trình sản xuất. Số biên bản là 01/BB – KSON.

Ngoài ra, cũng lưu ý rằng vừa qua, Công ty Tấm lợp Đông Anh đã nhập tấm lợp không amiang, thương hiệu SHERA thuộc Mahaphant Group – Thái Lan về thử nghiệm, song khi kiểm định bởi Viện Vật liệu Xây dựng, sản phẩm vẫn phát hiện trong tấm lợp có chứa 4% sợi amiang trắng (có văn bản kiểm định).

Báo cáo của Vụ Vật liệu Xây dựng tại “Hội nghị Báo cáo Kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của amiang trắng đến sức khỏe con người – Biện pháp quản lý phù hợp” cho thấy giá thành cho 1 m2 sản phẩm cùng độ dày của sản phẩm do công ty Tân Thuận Cường sản xuất giữa sản phẩm amiang và không amiang như sau:

Sản phẩm Amiang: 35.000đ/m2;

Sản phẩm PVA: 57.000đ/m2 (đã bao gồm VAT);

Như vậy, chênh lệch giá là đến 60%.

Luận điểm 17: Thành phố Asbest – Nga, nơi khai thác amiang lớn trên thế giới, là thành phố chết. Mỏ amiang ở đây gây ra sự chết chóc cho cư dân toàn thành phố và các thế hệ trẻ đang rời bỏ thành phố, tìm cho mình môi trường sống an toàn hơn.

Vietnamnet đăng loạt tin 3 bài: Sự thật đau lòng về thành phố amiăng ở Nga (Kỳ I) - 04/08/2014; Sự thật đau lòng về thành phố amiăng ở nước Nga (Kỳ II) - 05/08/2014; Hành trình tìm sự thật ở thành phố amiăng - 11/08/2014.

Thực tế: Tính đến nay, thành phố Asbest (tỉnh Yekaterinburg) đã có 130 năm tuổi đời với mỏ amiang có thể khai thác đủ trữ lượng cho 150 năm nữa. Hàm lượng amiang trong đá là 2,3 %. Chiều dài công trường khai thác là 11,5 km, rộng 1,8 km và sâu 340m.

Gần đây nhất (2014), đoàn khảo sát của Chính phủ Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Viện Y học Lao động Nga (91 năm tuổi) và thành phố Asbest. Tại đây, đoàn được nghe giới thiệu về thư viện, mỏ amiang, nhà máy sản xuất, trung tâm y tế, trường học, nhà trẻ, cung thể thao, cuộc sống sinh hoạt của người dân quanh khu vực khai thác mỏ và sản xuất sợi amiang. Việc khai thác mỏ và sản xuất lượng amiăng đã hoạt động lớn nhất thế giới, vừa tổ chức kỷ niệm 125 năm đi vào hoạt động. Phó Viện trưởng Bệnh viện số 1 thành phố Asbest – Bà Ustyugova Victoria Igorevna cho biết: Tỷ lệ sinh là 13,5% trên 1.000 dân (năm 2012 - 15,3; năm 2008 -13,2; năm 2007-12,9), tỷ lệ trung bình của khu vực trong năm 2009 là 12,9% ; Tỷ lệ tử vong là 15,2/1.000, thấp hơn các thành phố khác ở Nga, như vậy tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cân bằng.

Năm 2013, bệnh viện tổ chức khám sức khỏe cho 9.854 người lao động, kết quả: sức khỏe tốt là 2.387 người; có khả năng mắc bệnh là 3.129 người; cần theo dõi và chữa trị là 4.338 người. Tỷ lệ sức khỏe này là bình thường, không quá nghiêm trọng. Cũng theo bà, nguyên nhân hàng đầu của tử vong là các bệnh hô hấp, tuần hoàn máu, u, chấn thương và ngộ độc, bệnh mắt. Các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở người dân là: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, đều là những bệnh thông thường, không liên quan đến amiang trắng.

Năm 2013, bệnh viện tổ chức khám sức khỏe cho 9.854 người lao động và đưa ra những nguyên nhân hàng đầu của tử vong là các bệnh hô hấp, tuần hoàn máu, u, chấn thương và ngộ độc, bệnh mắt. Các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở người dân là: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, đều là những bệnh thông thường, không liên quan đến amiang trắng.

Kiến nghị

Dưới đây là kiến nghị các hoạt động đảm bảo Chính phủ có được quyết định phù hợp nhất về việc sử dụng amiang trắng ở Việt Nam:

Thành lập ủy ban chuyên trách gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, các thành viên độc lập có đủ trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ để đánh giá lại vấn đề sử dụng amiang trắng an toàn và có kiểm soát tại Việt Nam.

Thực hiện các nghiên cứu khoa học:

Ảnh hưởng đến sức khỏe của sợi amiang trắng (Nghiên cứu công nhân tiếp xúc trực tiếp tại nhà máy sản xuất tấm lợp có tuổi đời trên 50 năm như Tấm lợp Đồng Nai)

Đánh giá nồng độ bụi sợi trong không khí, chất lượng của không khí tại các cơ sở sản xuất, các khu vực cộng đồng có sử dụng tấm lợp.

Nghiên cứu so sánh sợi amiang trắng với sợi thay thế

Nghiên cứu quy định, quan điểm của Chính phủ các nước liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng amiang trắng làm cơ sở tham vấn cho cho Chính phủ Việt Nam trong việc ra quyết định.

Tác động kinh tế của việc cấm amiang trắng tại Việt Nam – Trường hợp của tấm lợp fibro-xi măng

Các vấn đề ngoại giao, các thỏa thuận Tự do Thương mại trong trường hợp cấm sử dụng amiang trắng tại Việt Nam.

Xây dựng quy chuẩn về Sử dụng An toàn Amiang trắng=

Cử đoàn gồm đại diện các Bộ thuộc Chính phủ đi khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng amiang trắng an toàn và có kiểm soát tại Brazil, Nga, Thái Lan….

Quyết định/nghị định yêu cầu các nhà máy phải có lộ trình nâng cao công nghệ sử dụng sợi amiang an toàn và có kiểm soát từ năm 2016.

Hội nghị báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Anonymous. (1997). Asbestos, asbestosis, and cancer: the Helsinki criteria for diagnosis and attribution. Scand J Work Environ Health; 23: 311-6 pmid: Link.

2. Bagatin E., Neder J.A., Nery L.E., Terra-Filho M., Kavakama J., Castelo A., Capelozzi V., Sette A., Kitamura S., Favero M., Moreira-Filho D.C., Tavares R., Peres C. and Becklkea M.R (2005). Non-malignant consequences of decreasing asbestos exposure in the Brazil chrysotile mines and mills. Occup. Environ. Med. 2005;62;381-389

3. Bệnh viện Xây dựng (2008-2014). Chương trình “Khám bệnh nghề nghiệp và đo môi trường lao động”.

4. Vụ Vật liệu Xây dựng. (2014). Điều tra, đánh giá thực trạng về công nghệ sản xuất và sử dụng tấm lợp không sử dụng amiang trắng. Hội nghị “Báo cáo Kết quả nghiên cứu khoa học về tác động của amiang trắng đến sức khỏe con người – Biện pháp quản lý phù hợp” ngày 10/12/2014 tại Hà Nội do Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học – Công nghệ và Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội tổ chức.

5. Borneman P. and Hildebrandt U. (1986). About the problem concerning environmental dust evidence by weathered off asbestos-cement (German). Staub-Reinhaltung der Luft 46(11):487-489.

6. Campopiano A., Ramires D., Zakrzewska AM, et al (2009). Risk assessment of the decay of asbestos cement roofs. Ann Occup Hyg 2009 Aug; 53(6):627-38.

7. Concha – Barrientos M. et al (2004). Selected occupational risk factors. In Ezzati M et al, eds. Comparative quantification of health risks: global and regional burden of diseases attributable to selected major risk factors. Geneva, World Health Organisation; 2004:1651-1801.

8. Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế (2010 – 2011). “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiang ở những người tiếp xúc”.

9. Bernstein D., Gibbs A., Pooley F., Langer A., Donaldson K., Hoskins J., Dunnigan J. (2007). Misconceptions and Misuse of International Agency for Research on Cancer ‘Classification of Carcinogenic Substances’: Case of Asbestos. Indoor Built Environ 2007;16:1–5

10. Delgermaa V., Takahashi K., Park E.K., Le G.V., Hara T. & Sorahan T (2011). Bulletin of the World Health Organization 2011;89:716-724C. doi: 10.2471/BLT.11.086678. Link

11. Driscoll T. el al (2005). The global burden of non-malignant respiratory disease due to occupational airborne exposures. American Journal of Industrial Medicine, 2005, 48(6):432-445.

12. Dunnigan J., Safety in the Use of Chrysotile Asbestos – From Past Experience to Modern Day Requirements. Implementation in North America

13. Gardner MJ, Winter PD, Pannett B, Powell CA (1986). Follow up study of workers manufacturing chrysotile asbestos cement products. Br J Ind Med. 1986;43:726–732.

14. Hodgson J.T. and Darnton A. (2000). The Quantitative Risks of Mesothelioma and Lung Cancer in Relation to Asbestos. Ann. Occup. Hyg. 44(8): 565-601.

15. IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, IARC Monographs, Volume 100 (C) 2012.

16. Ilgren E., Chatfield E. Coalinga Fibre – A Short, Amphibole-Free Chrysotile (1998). Indoor Built Environ;7:18–31 (DOI:10.1159/000024557).

17. Loomis D., IARC (2015). Carcinogenicity of Chrysotile Asbestos. Presentation at Technical Workshop on Chrysotile Asbestos organised by the Secretariat of the Rotterdam Convention. 30-31 March, 2015. Geneva, Switzerland.

18. McDonald JC, McDonald AD (1996). The epidemiology of mesothelioma in historical context. Eur Respir J 1996; 9: 1932-42. Link.

19. Report from the “Working Party on Asbestos Cement Products”. Safety and Welfare of Western Australia (1990).

20. Sichletidis L., Chloros D., Spyratos D., Haidich A.B., Fourkiotou I., Kakoura M., Patakas D. (2009) Mortality from occupational exposure to relatively pure chrysotile: a 39-year study. Respiration. 78(1):63-8.

21. The Royal Commission, Ontario Royal Commission on Asbestos (1984). Matters of Health and Safety Arising from the Use of Asbestos in Ontario.

22. Thomas H.F., Benjamin I.T., Elwood P.C. and Sweetnam P.M. (1982) Further follow-up study of workers from an asbestos cement factory. British Journal of Industrial Medicine 39(3):273-276.

23. Vickers C., WHO. (2015), Chrysotile Asbestos: Health Aspesct. Presentation at Technical Workshop on Chrysotile Asbestos organised by the Secretariat of the Rotterdam Convention. 30-31 March, 2015. Geneva, Switzerland.

24. WHO. Elimination of Asbestos Related Diseases. Available at http://whqlibdoc.who.int/hq/2006/WHO_SDE_OEH_06.03_eng.pdf?ua=1

25. Weill, H., Hughes, J. and Waggenspack, C. (1979) Influence of dose and fibre type on respiratory malignancy risk in asbestos cement manufacturing. American Review of Respiratory Disease. 120(2):345-354.

Pv

Theo

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/phan-bien-cac-hoat-dong-phan-doi-amiang-kien-nghi.html